Theo Guardian, khu hang động Kome ở Berea, Lesotho, đã được xếp hạng là di sản quốc gia. Đây từng là nơi trú ẩn của các bộ lạc địa phương cách đây khoảng 200 năm. (Nguồn ảnh: Getty, Guardian)
Một số cư dân vẫn sinh sống trong khu hang động này. Ảnh: Ndlovu, 40 tuổi, tạo dáng với một con gà trống trước ngôi nhà.
Makoenweo (trái), 60 tuổi, và Mamtsaseng Khutsoane, 66 tuổi, ngồi trước nhà của họ. Cửa ra vào mở vừa đủ cao để từng người có thể đi qua được. Tường và sàn nhà được làm bằng hỗn hợp bùn và phân cần được bảo dưỡng thường xuyên.
Bên trong ngôi nhà hang động là những vật dụng cơ bản bao gồm chậu, xô nhựa để đựng nước và một tấm da bò làm giường.
Cao hơn 1.800 mét so với mực nước biển, cách thủ đô Maseru khoảng 50km, khu định cư này được bao quanh bởi những đồng cỏ cằn cỗi.
Malefakome, 54 tuổi, đứng trước những ngôi nhà. Các hang động trở thành nơi ẩn náu của các thành viên của gia tộc Basia và Bataung vào thế kỷ 19, khi xung đột và hạn hán nghiêm trọng tàn phá khu vực này.
Hầu hết trong số 2 triệu người dân Lesotho sống bằng nghề nông tự cung tự cấp. Người dân ở hang Kome trồng ngô, lúa, nuôi gà và gia súc,...
Ndlovu (phải) cúi xuống để đi qua cửa cổng bằng rơm vào nhà.
Một người chăn gia súc đang chăn thả gia súc của mình ở khu hang động Kome.
Mamatsaseng Khutsoane, một cựu giáo viên 66 tuổi, đã chuyển đến một ngôi làng gần đó với nhiều tiện nghi hơn. Bà chỉ về khu hang động Kome để thăm con cháu.
Mời độc giả xem thêm video: Lạc lối trong khách sạn hang động độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ
An An (Theo Guardian)