Ngoài ngai vua vừa bị phá hoại, Huế còn ngai vua bảo vật quốc gia khác

Ngoài chiếc Ngai vua triều Nguyễn ở điện Thái Hòa, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế còn trưng bày một bảo vật quốc gia khác là Ngai vua Duy Tân.

 Ngoài chiếc Ngai vua triều Nguyễn ở điện Thái Hòa (vừa bị người đàn ông phá hoại) thì tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang trưng bày Ngai vua Duy Tân - vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2024.

Ngoài chiếc Ngai vua triều Nguyễn ở điện Thái Hòa (vừa bị người đàn ông phá hoại) thì tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang trưng bày Ngai vua Duy Tân - vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2024.

Clip: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế trưng bày bảo vật quốc gia Ngai vua Duy Tân.

 Vua Duy Tân lên ngôi vào năm 1907, là hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn khi ông mới 7 tuổi. Để phù hợp với vóc dáng, triều đình đặc chế chiếc ngai với kích thước nhỏ dùng trong lễ đăng quang của nhà vua.

Vua Duy Tân lên ngôi vào năm 1907, là hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn khi ông mới 7 tuổi. Để phù hợp với vóc dáng, triều đình đặc chế chiếc ngai với kích thước nhỏ dùng trong lễ đăng quang của nhà vua.

 Chiếc ngai này cao 94,3cm, dài 50,5 cm và rộng 62,2 cm với trọng lượng hơn 17kg. Chiếc ngai được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng.

Chiếc ngai này cao 94,3cm, dài 50,5 cm và rộng 62,2 cm với trọng lượng hơn 17kg. Chiếc ngai được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng.

 Chiếc ngai vua được các nghệ nhân chạm khắc 2 con rồng 5 móng thời Nguyễn ngậm long châu ở phần bệ tay.

Chiếc ngai vua được các nghệ nhân chạm khắc 2 con rồng 5 móng thời Nguyễn ngậm long châu ở phần bệ tay.

 Bốn chân ngai cũng là 4 con rồng, thể hiện quyền uy của hoàng đế.

Bốn chân ngai cũng là 4 con rồng, thể hiện quyền uy của hoàng đế.

 Phần trên cùng của chiếc ngai vua là họa tiết mặt trời tượng trưng cho quyền lực. Lưng ngai được chạm khắc chữ Thọ.

Phần trên cùng của chiếc ngai vua là họa tiết mặt trời tượng trưng cho quyền lực. Lưng ngai được chạm khắc chữ Thọ.

 So với Ngai vua triều Nguyễn ở điện Thái Hòa (được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015) thì Ngai vua Duy Tân có kích thước nhỏ hơn.

So với Ngai vua triều Nguyễn ở điện Thái Hòa (được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015) thì Ngai vua Duy Tân có kích thước nhỏ hơn.

 Chiếc ngai được trưng bày tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế với nội dung: Ngai hoàng đế Duy Tân là chiếc ngai gỗ sơn thếp dành riêng cho vị hoàng để thứ 11 của triều Nguyễn, được đặc chế với kích thước nhỏ, phù hợp với vóc dáng của hoàng để lên ngôi lúc 7 tuổi.

Chiếc ngai được trưng bày tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế với nội dung: Ngai hoàng đế Duy Tân là chiếc ngai gỗ sơn thếp dành riêng cho vị hoàng để thứ 11 của triều Nguyễn, được đặc chế với kích thước nhỏ, phù hợp với vóc dáng của hoàng để lên ngôi lúc 7 tuổi.

Chiếc ngai này là hiện vật biểu trưng cho uy quyền của chế độ quân chủ, đồng thời là một tác phẩm điều khắc có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đặc sắc với ước vọng trường tồn, cầu phúc, cầu thọ; là vật chứng sống động của một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Ngai hoàng đế Duy Tân được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 31/12/2024.

 Ngoài Ngai vua Duy Tân ở Bảo tàng hiện nay cũng đang trưng bày 2 ngai bằng gỗ sơn son thếp vàng thời vua Khải Định (1916-1925).

Ngoài Ngai vua Duy Tân ở Bảo tàng hiện nay cũng đang trưng bày 2 ngai bằng gỗ sơn son thếp vàng thời vua Khải Định (1916-1925).

Vua Duy Tân lúc lên ngôi.

Ông Ngô Văn Minh - Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cho biết, hiện nay đơn vị đang quản lý 12 hiện vật với 38 hiện vật đơn lẻ. Các hiện vật này đa số đang trưng bày. Riêng Áo tế giao được làm chất liệu bằng vải, dễ bị tác động của môi trường tự nhiên trong quá trình trưng bày nên đang được bảo quản tại kho.

NGUYỄN DO

Nguồn PLO: https://plo.vn/ngoai-ngai-vua-vua-bi-pha-hoai-hue-con-ngai-vua-bao-vat-quoc-gia-khac-post852217.html