Ngôi đền linh thiêng trên đỉnh Dũng Quyết

Nằm lọt thỏm giữa rừng thông xanh ở độ cao 97m so với mực nước biển, Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết (phường Trung Đô, TP Vinh).

Toàn cảnh đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết.

Toàn cảnh đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết.

Nằm lọt thỏm giữa rừng thông xanh ở độ cao 97m so với mực nước biển, Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết (phường Trung Đô, TP Vinh) là điểm đến không thể thiếu của du khách khi về thăm Nghệ An.

Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1753) tại phủ Tuy Viễn, huyện Quy Nhơn (nay là thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định). Ông sinh ra trong bối cảnh nhà Trịnh - Nguyễn phân tranh, dân tình cơ cực, đất nước điêu tàn.

Trước tình cảnh đó, năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa tại đất Tây Sơn. Với tầm thao lược quân sự thiên tài và được nhân dân khắp mọi nơi đồng tình ủng hộ, Quang Trung đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

Sau khi đại thắng quân Thanh ở phía Bắc và quân Xiêm ở phía Nam, Triều đại Tây Sơn dưới sự trị vì của Hoàng đế Quang Trung đã chấn hưng đất nước về cả kinh tế chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao.

Nhà tiền đường gồm 3 gian thượng điện, trung điện, hạ điện, thiết kế theo hình chữ Tam.

Nhà tiền đường gồm 3 gian thượng điện, trung điện, hạ điện, thiết kế theo hình chữ Tam.

 Trước đền là nghi môn tứ trụ 2 tầng, 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm và 2 cổng nhỏ đối xứng hai bên hai.

Trước đền là nghi môn tứ trụ 2 tầng, 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm và 2 cổng nhỏ đối xứng hai bên hai.

Khẩu thần công được đúc bằng đồng đặt trước nghi môn.

Khẩu thần công được đúc bằng đồng đặt trước nghi môn.

Mái đền được thiết kế theo kiến trúc chồng diêm.

Mái đền được thiết kế theo kiến trúc chồng diêm.

Thượng điện là nơi thờ vua Quang Trung, thân phụ và thân mẫu của ngài.

Thượng điện là nơi thờ vua Quang Trung, thân phụ và thân mẫu của ngài.

Trống đồng và thanh gươm của vua trên ban thờ ở thượng điện.

Trống đồng và thanh gươm của vua trên ban thờ ở thượng điện.

Nhà tiền đường làm bằng gỗ lim, cột và kèo chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo.

Nhà tiền đường làm bằng gỗ lim, cột và kèo chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo.

Tháng 10/1788, ông hạ chiếu xây dựng kinh đô Phượng Hoàng tại xã Yên Trường, huyện Chân Lộc dưới chân núi Dũng Quyết bởi nơi đây có địa hình độc đáo gồm 4 chi: Long thủ (đầu rồng), phượng dực (cánh phượng), quy bôi (cồn rùa) và kỳ lân, hội tụ đủ tứ linh.

Khi Phượng Hoàng Trung Đô vừa xây xong, kế hoạch dời đô từ Phú Xuân (Huế) ra Nghệ An còn dang dở thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vua Quang Toản nối ngôi cha, nhưng không giữ được ngai vàng. Mặc dù tồn tại không dài nhưng Triều đại Tây Sơn đã ghi đậm mốc son trong truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Với mục đích lưu giữ lại những mốc lịch sử có ý nghĩa to lớn ấy, tháng 4/1962, quần thể di tích danh thắng núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô được Nhà nước công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia.

Năm 2005, tỉnh Nghệ An đã xây dựng đền thờ tưởng nhớ ông đặt trên núi Dũng Quyết. Công trình được khánh thành vào năm 2008, nhân kỷ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô.

Hằng năm, đền thờ vua Quang Trung đón hàng chục nghìn lượt khách đến vãn cảnh, hành hương, chiêm bái. Đứng từ đền, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh TP Vinh và dòng sông Lam uốn lượn.

Ngoài việc hưởng thụ những giá trị văn hóa tâm linh, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đến với đền thờ du khách còn được thưởng thức đặc sản nước chè vằng, loại cây mọc tự nhiên trên núi Dũng Quyết.

Phạm Tâm

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ngoi-den-linh-thieng-tren-dinh-dung-quyet-post686522.html