Ngôi làng được thiết kế và xây dựng vào khoảng năm 1300 dựa trên các nguyên tắc bát quái trong phong thủy bởi hậu duệ của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư
Gia Cát Đại Sư còn để lại di huấn không được thay đổi hiện trạng của thôn
Do đó, trải qua nhiều biến cố lịch sử, ngôi làng vẫn giữ nguyên vẹn, được bảo tồn với hơn 200 căn nhà từ triều đại nhà Minh và Thanh
Trong đó, một số ngôi nhà nổi bật như 18 nhà thờ tổ tiên với kích cỡ khác nhau, 4 ngôi đền, 3 vòm đá và 2 biệt thự vườn
Dân số của làng có hơn 5.000 người thì khoảng 4.000 người đều mang họ Gia Cát
Nơi tưởng niệm Gia Cát Lượng và nhà thờ tổ tiên chính của gia tộc Gia Cát là 2 địa điểm quan trọng nhất của làng
Nhìn từ trên xuống, trung tâm làng là một khoảng trống hình bát quái
Giữa làng là Hồ Chuông có hình thái cực âm dương rõ ràng, nối với 8 ngõ nhỏ hướng ra bên ngoài tạo thành 8 cung và bao quanh bởi những ngôi nhà cổ
Ngôi làng được bao quanh bởi 8 ngọn núi nhỏ, liên tưởng đến trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng
Những bức tường cao được xây chặn tầm mắt nên người bên ngoài không thể phán đoán phương hướng
Càng đi, họ sẽ thấy không biết đâu là ngõ cụt hay đường khác, rồi lòng vòng trở về điểm xuất phát ban đầu
Kiểu thiết kế này còn giúp thôn không bị ngập úng dù thường xuyên đón những trận mưa bão lớn
Kiến trúc của ngôi làng không khác nào một mê cung, có tính năng phòng vệ, khiến người bên ngoài đi vào thì dễ, đi ra thì khó, cần phải có la bàn