Ngôi làng kỳ lạ ở Iran trông như những tổ mối

Ngôi làng Kandovan ở Iran, nổi tiếng với kiến trúc nhà độc đáo. Những ngôi nhà hang động ở đây được chạm khắc từ những khối núi đá lửa khổng lồ.

Ngôi làng cổ Kandovan nằm ở phía Tây Bắc của Iran, cách thành phố Tabriz 60km về phía Tây Nam. Nơi đây được biết đến như là một trong những ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới.

Ngôi làng cổ Kandovan nằm ở phía Tây Bắc của Iran, cách thành phố Tabriz 60km về phía Tây Nam. Nơi đây được biết đến như là một trong những ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới.

Cái tên Kandovan của ngôi làng kỳ lạ này có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư. "Kanto" có nghĩa là tổ ong do hình dáng đặc biệt của những ngôi nhà tại đây, chúng được sắp xếp nằm san sát nhau như một tổ ong khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng của ngôi làng này.

Cái tên Kandovan của ngôi làng kỳ lạ này có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư. "Kanto" có nghĩa là tổ ong do hình dáng đặc biệt của những ngôi nhà tại đây, chúng được sắp xếp nằm san sát nhau như một tổ ong khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng của ngôi làng này.

Do nhiều yếu tố tác động như: sau đợt phun trào của núi lửa Sahand (hiện nay ngọn núi lửa này đang ngủ đông), mưa, nắng, gió…khiến những mảnh vỡ, tro và dung nham núi lửa đông cứng lại với nhau thành những hang động nhỏ mà con người có thể sống được.

Do nhiều yếu tố tác động như: sau đợt phun trào của núi lửa Sahand (hiện nay ngọn núi lửa này đang ngủ đông), mưa, nắng, gió…khiến những mảnh vỡ, tro và dung nham núi lửa đông cứng lại với nhau thành những hang động nhỏ mà con người có thể sống được.

Theo truyền thuyết, những cư dân đầu tiên đến sống trong những chóp đá đó để trốn tránh quân xâm lược Mông Cổ. Họ ngày đêm đào những khối đá núi lửa để làm nơi ẩn náu.

Theo truyền thuyết, những cư dân đầu tiên đến sống trong những chóp đá đó để trốn tránh quân xâm lược Mông Cổ. Họ ngày đêm đào những khối đá núi lửa để làm nơi ẩn náu.

Sau đó, khu dân cư này trông chẳng khác gì những tổ mối trong thiên nhiên nhưng điểm đặc biệt là nó cấu tạo từ những lớp tro núi lửa cổ đại, bị chèn, nén qua hàng ngàn năm mà thành.

Sau đó, khu dân cư này trông chẳng khác gì những tổ mối trong thiên nhiên nhưng điểm đặc biệt là nó cấu tạo từ những lớp tro núi lửa cổ đại, bị chèn, nén qua hàng ngàn năm mà thành.

Với sự kết hợp của thiên nhiên và đôi bàn tay con người khéo léo, ngôi làng được xây dựng trên sườn các dãy núi Soltan Daghi và Sabalan.

Với sự kết hợp của thiên nhiên và đôi bàn tay con người khéo léo, ngôi làng được xây dựng trên sườn các dãy núi Soltan Daghi và Sabalan.

Các nghiên cứu địa lý đã chứng minh rằng tuổi của vách đá ở ngôi làng này dao động từ 700 đến 1.500 năm tuổi.

Các nghiên cứu địa lý đã chứng minh rằng tuổi của vách đá ở ngôi làng này dao động từ 700 đến 1.500 năm tuổi.

Những ngôi nhà ở làng Kandovan thường có từ 2 đến 4 tầng, tầng nào cũng có cửa sổ với kính trang trí. Tầng trệt dành cho động vật, tầng một và tầng hai làm không gian sinh sống, còn tầng trên cùng có thể làm nơi thờ cúng hay lưu giữ những vật dụng không cần thiết.

Những ngôi nhà ở làng Kandovan thường có từ 2 đến 4 tầng, tầng nào cũng có cửa sổ với kính trang trí. Tầng trệt dành cho động vật, tầng một và tầng hai làm không gian sinh sống, còn tầng trên cùng có thể làm nơi thờ cúng hay lưu giữ những vật dụng không cần thiết.

Một điều thú vị khác về những ngôi nhà tổ mối này là không có cầu thang bên trong, vậy nên nếu muốn lên tầng cao hơn, người ta phải sử dụng các bậc thang ngoài trời.

Một điều thú vị khác về những ngôi nhà tổ mối này là không có cầu thang bên trong, vậy nên nếu muốn lên tầng cao hơn, người ta phải sử dụng các bậc thang ngoài trời.

Những ngôi nhà ở Kandovan được xây dựng trên độ dốc 70 độ vậy nên có thể dễ dàng bắt gặp những bậc thang bằng đá hoặc gỗ khắp làng.

Những ngôi nhà ở Kandovan được xây dựng trên độ dốc 70 độ vậy nên có thể dễ dàng bắt gặp những bậc thang bằng đá hoặc gỗ khắp làng.

Để đảm bảo bên trong nhà có đủ ánh sáng và thông gió tốt, người dân đã chạm khắc những ô vuông nhỏ và che chúng bằng tấm kính đủ màu đóng vai trò như cửa sổ. Ảnh: IT.

Để đảm bảo bên trong nhà có đủ ánh sáng và thông gió tốt, người dân đã chạm khắc những ô vuông nhỏ và che chúng bằng tấm kính đủ màu đóng vai trò như cửa sổ. Ảnh: IT.

Thảo Nguyên (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/ngoi-lang-ky-la-o-iran-trong-nhu-nhung-to-moi-1889279.html