Ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ?

Ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ khi cuộc sống hiện đại ngày nay nhiều người vì bận rộn hay có sở thích 'cày đêm', ít coi trọng giấc ngủ.

Nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ và Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ đều khuyến nghị ngủ ít nhất 7giờ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tối ưu. Theo Joe Dzierzewski - Phó chủ tịch nghiên cứu và các vấn đề khoa học tại National Sleep Foundation cho biết: "Nếu bạn thường xuyên ngủ ít hơn thế, bạn sẽ gặp phải hậu quả về thể chất, tâm lý và xã hội".

Lynelle Schneeberg - Nhà tâm lý học về giấc ngủ, kiêm phó giáo sư Khoa tâm thần học tại Yale Medicine cho biết: "Có hai ngoại lệ cho lời khuyên này, người lớn tuổi thường cần ít ngủ hơn những người trẻ".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ví dụ, một người ngủ 8 tiếng một đêm ở độ tuổi 40 có thể hoạt động tốt với 6,5 tiếng một đêm ở độ tuổi 70. Người lớn tuổi sản xuất ít hormone melatonin thúc đẩy giấc ngủ hơn và họ có xu hướng mắc nhiều tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài ra, vài người có đột biến gen cho phép họ hoạt động với ít hơn 6,5 giờ ngủ mỗi đêm mà không có hậu quả rõ ràng nào đối với sức khỏe của họ. Đột biến gen này khá hiếm, các chuyên gia ước tính rằng nó chỉ ảnh hưởng đến khoảng một trong 25.000 người.

Nhưng đối với một số người, đây là mức tối thiểu mà bạn có thể tuân theo: 7 giờ là thời gian ngủ tối thiểu thông thường, từ 5 đến 7 giờ là không tốt nhưng sẽ ổn nếu chỉ ngủ một hoặc hai đêm và thời gian ngủ ít hơn 5 giờ trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Giáo sư Aric Prather - Khà khoa học về giấc ngủ, khoa tâm thần học và hành vi tại Đại học California, San Francisco cho biết: "Nhiều người không ưu tiên giấc ngủ của mình vì một hoặc hai đêm ngủ không ngon không dẫn đến bất kỳ hậu quả tức thời hoặc nghiêm trọng nào. Nhưng một khi mọi người ngủ ít hơn khoảng năm giờ mỗi đêm, gặp phải những tác hại rõ ràng đến sức khỏe thể chất của mình".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một ngày nghỉ ngơi không đủ có thể dẫn đến tâm trạng kém, khả năng tập trung và chú ý kém, cùng với nguy cơ mắc bệnh cao hơn và lái xe nguy hiểm hơn. Michael Breus - Nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia y học giấc ngủ tại Hermosa Beach, California cho biết thêm: Mất ngủ ngắn hạn cũng có thể khiến bạn thèm ăn những thực phẩm có nhiều chất béo và đường hơn vì cơ thể sản xuất thêm cortisol, hormone gây căng thẳng, khi bạn thiếu ngủ.

Tình trạng thiếu ngủ mãn tính trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm tăng khả năng kháng insulin, tăng tình trạng viêm trong cơ thể và huyết áp cao. Thiếu ngủ trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ của một người.

Theo giáo sư Aric Prather, các nghiên cứu ban đầu thậm chí đã bắt đầu xem xét liệu những người không ngủ đủ giấc trong thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer cao hơn hay không. Ông nói rằng: "Có một số điều tàn khốc có thể xảy ra khi mọi người không ngủ đủ giấc trong một khoảng thời gian dài".

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe

Khi nói đến việc có được giấc ngủ ngon, chất lượng cũng quan trọng như số lượng. Sức khỏe giấc ngủ là đa chiều, bao gồm nhiều yếu tố hơn là chỉ thời lượng.

Nhà tâm lý học Breus cho biết, thời gian mất để chìm vào giấc ngủ, tần suất bạn thức dậy vào ban đêm và mức độ nghỉ ngơi vào buổi sáng đều là những chỉ báo tốt cho biết bạn có đang có được giấc ngủ chất lượng hay không. Có thể ngủ 8 tiếng thực sự là điều đó sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Giáo sư Prather cho rằng, tính liên tục của giấc ngủ, hay ngủ hầu hết cả đêm mà không thức giấc, có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu ngủ được 7 tiếng, nhưng phải mất 10 tiếng mới ngủ được vì cứ thức giấc giữa đêm thì giấc ngủ không còn chất lượng nữa và nó ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể cả ngày.

Nếu đang làm tất cả những điều phù hợp cho giấc ngủ của mình nhưng vẫn không cảm thấy thoải mái khi thức dậy, hãy nói chuyện với bác sĩ. Điều này có thể giúp bạn loại trừ chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ hoặc một vấn đề sức khỏe khác có thể cản trở giấc ngủ như trào ngược axit hoặc huyết áp cao.

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn bao gồm dùng nhiều loại thuốc, trầm cảm, lo lắng, cô đơn và thay đổi môi trường như nhiệt độ, tiếng ồn và tiếp xúc với ánh sáng.

Hoàng Ly (Theo Time)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/ngu-bao-nhieu-tieng-moi-ngay-la-du-d200185.html