Ngụ ý thâm sâu việc đổi bát vàng lấy chân kinh của Đường Tăng

Khi đọc 'Tây du ký', nhiều độc giả nhớ đến chi tiết Đường Tăng phải đánh đổi chiếc bát vàng mang theo để lấy được chân kinh. Hành động này có ngụ ý gì?

Trong Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 kiếp nạn để đến Tây Trúc thỉnh kinh, tượng trưng cho hành trình đạt tới sự giải thoát và trí tuệ cao cả. Sau khi vượt qua vô vàn khó khăn do các yêu quái gây ra trên đường đi thỉnh kinh, đến miền đất Phật, Đường Tăng và các đệ tử được các đại đệ tử của Phật là A Nan, Ca Diếp dẫn đến kho kinh văn.

Trong Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 kiếp nạn để đến Tây Trúc thỉnh kinh, tượng trưng cho hành trình đạt tới sự giải thoát và trí tuệ cao cả. Sau khi vượt qua vô vàn khó khăn do các yêu quái gây ra trên đường đi thỉnh kinh, đến miền đất Phật, Đường Tăng và các đệ tử được các đại đệ tử của Phật là A Nan, Ca Diếp dẫn đến kho kinh văn.

Sau khi dẫn thầy trò Đường Tăng xem khắp một lượt, A Nan, Ca Diếp nói với họ rằng: "Thánh tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao kinh cho".

Sau khi dẫn thầy trò Đường Tăng xem khắp một lượt, A Nan, Ca Diếp nói với họ rằng: "Thánh tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao kinh cho".

Nghe xong, Đường Tăng liền trả lời rằng bản thân là đệ tử Phật môn, vượt đường sá xa xôi từ Đại Đường tới, không chuẩn bị được quà cáp gì cả. Lúc này, 2 vị tôn giả A Nan, Ca Diếp vừa cười vừa nói: "Hà hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất".

Nghe xong, Đường Tăng liền trả lời rằng bản thân là đệ tử Phật môn, vượt đường sá xa xôi từ Đại Đường tới, không chuẩn bị được quà cáp gì cả. Lúc này, 2 vị tôn giả A Nan, Ca Diếp vừa cười vừa nói: "Hà hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất".

Thấy vậy, Tôn Ngộ Không định đi mách Phật tổ thì A Nan, Ca Diếp vội kéo lại và đưa thầy trò Đường Tăng đến chỗ lấy kinh. Bốn thầy trò Đường Tăng vui mừng mang chân kinh trở về. Thế nhưng, khi gặp nạn trên đường, Đường Tăng và các đồ đệ phát hiện toàn bộ đều là giấy trắng thay vì chân kinh.

Thấy vậy, Tôn Ngộ Không định đi mách Phật tổ thì A Nan, Ca Diếp vội kéo lại và đưa thầy trò Đường Tăng đến chỗ lấy kinh. Bốn thầy trò Đường Tăng vui mừng mang chân kinh trở về. Thế nhưng, khi gặp nạn trên đường, Đường Tăng và các đồ đệ phát hiện toàn bộ đều là giấy trắng thay vì chân kinh.

Do đó, Đường Tăng dẫn các đồ đệ trở lại chỗ Phật tổ để hỏi rõ sự việc. Trước mặt Phật tổ, Tôn Ngộ Không nói: "Thầy trò tôi trăm cay ngàn đắng, đi bao năm tháng mới đến được đây, nhờ ơn Như Lai truyền phát kinh, mà A Nan, Ca Diếp đòi tiền hối lộ không có, cố ý phát kinh giấy trắng chưa có một chữ. Xin Phật tổ trị tội hai người tác tệ, và đổi kinh có chữ cho chúng tôi".

Do đó, Đường Tăng dẫn các đồ đệ trở lại chỗ Phật tổ để hỏi rõ sự việc. Trước mặt Phật tổ, Tôn Ngộ Không nói: "Thầy trò tôi trăm cay ngàn đắng, đi bao năm tháng mới đến được đây, nhờ ơn Như Lai truyền phát kinh, mà A Nan, Ca Diếp đòi tiền hối lộ không có, cố ý phát kinh giấy trắng chưa có một chữ. Xin Phật tổ trị tội hai người tác tệ, và đổi kinh có chữ cho chúng tôi".

Phật tổ nghe xong thì cười nói: "Chuyện ấy ta đã biết, hai người phát kinh không lỗi. Bởi kinh rất quý, lẽ nào tay không thỉnh kinh mà được phúc hay sao? Khi trước các thầy mới tu tại đây có đem kinh xuống nước Xá Vệ mà tụng cầu siêu cho Triệu trưởng giả, Triệu trưởng giả trả công 3 đấu 3 thăng gạo trắng và bạc vàng chút đỉnh, ta còn nói Triệu trưởng giả bủn xỉn lắm, chắc sau con cháu phải nghèo nàn. Nay ngươi đến tay không mà thỉnh bấy nhiêu kinh, còn than thở gì nữa? Kinh giấy trắng chẳng phải là vô dụng đâu, ấy là kinh vô tự, quý hơn kinh hữu tự, ngặt chúng sinh xem không hiểu nên phải đổi".

Phật tổ nghe xong thì cười nói: "Chuyện ấy ta đã biết, hai người phát kinh không lỗi. Bởi kinh rất quý, lẽ nào tay không thỉnh kinh mà được phúc hay sao? Khi trước các thầy mới tu tại đây có đem kinh xuống nước Xá Vệ mà tụng cầu siêu cho Triệu trưởng giả, Triệu trưởng giả trả công 3 đấu 3 thăng gạo trắng và bạc vàng chút đỉnh, ta còn nói Triệu trưởng giả bủn xỉn lắm, chắc sau con cháu phải nghèo nàn. Nay ngươi đến tay không mà thỉnh bấy nhiêu kinh, còn than thở gì nữa? Kinh giấy trắng chẳng phải là vô dụng đâu, ấy là kinh vô tự, quý hơn kinh hữu tự, ngặt chúng sinh xem không hiểu nên phải đổi".

Tiếp đến, Phật tổ truyền A Nan, Ca Diếp đổi kinh có chữ cho 4 thầy trò Đường Tăng. Hai vị tôn giả một lần nữa đưa họ đến kho kinh văn và lại đòi lễ vật như trước. Lần này, Đường Tăng bảo Sa Tăng mở hành lý lấy chiếc bát vàng mà vua Đường tặng khi trước, vẫn dùng để khất thực trên đường thỉnh kinh, đem đưa cho A Nan, Ca Diếp.

Tiếp đến, Phật tổ truyền A Nan, Ca Diếp đổi kinh có chữ cho 4 thầy trò Đường Tăng. Hai vị tôn giả một lần nữa đưa họ đến kho kinh văn và lại đòi lễ vật như trước. Lần này, Đường Tăng bảo Sa Tăng mở hành lý lấy chiếc bát vàng mà vua Đường tặng khi trước, vẫn dùng để khất thực trên đường thỉnh kinh, đem đưa cho A Nan, Ca Diếp.

Sau đó, Nan, Ca Diếp lấy kinh có chữ trao cho 4 thầy trò Đường Tăng rồi trở về Đại Đường. Theo một số chuyên gia, hành động đổi bát vàng lấy chân kinh có ngụ ý riêng.

Sau đó, Nan, Ca Diếp lấy kinh có chữ trao cho 4 thầy trò Đường Tăng rồi trở về Đại Đường. Theo một số chuyên gia, hành động đổi bát vàng lấy chân kinh có ngụ ý riêng.

Trong đó, chiếc bát vàng tượng trưng cho của cải. Thêm nữa, nó là món quà mà vua Đường tặng cho Đường Tăng trước khi đi lấy kinh nên tượng trưng cho tình cảm riêng.

Trong đó, chiếc bát vàng tượng trưng cho của cải. Thêm nữa, nó là món quà mà vua Đường tặng cho Đường Tăng trước khi đi lấy kinh nên tượng trưng cho tình cảm riêng.

Để lấy được chân kinh nơi đất Phật, thầy trò Đường Tăng phải tặng bát vàng với ngụ ý rằng người xuất gia phải buông bỏ của cải thế tục, danh vọng, tình cảm riêng.... Sau khi không còn bị ràng buộc bởi các pháp thế gian, Đường Tăng và các đồ đệ ngộ ra chân lý của nhà Phật, tu hành đắc đạo và nhận được chân kinh. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Để lấy được chân kinh nơi đất Phật, thầy trò Đường Tăng phải tặng bát vàng với ngụ ý rằng người xuất gia phải buông bỏ của cải thế tục, danh vọng, tình cảm riêng.... Sau khi không còn bị ràng buộc bởi các pháp thế gian, Đường Tăng và các đồ đệ ngộ ra chân lý của nhà Phật, tu hành đắc đạo và nhận được chân kinh. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc ra mắt tàu treo tự động trên cao. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ngu-y-tham-sau-viec-doi-bat-vang-lay-chan-kinh-cua-duong-tang-2101682.html