Ngựa Mông Cổ không thể là linh vật của nước này, vì sao?

Giống ngựa lừng danh Mông Cổ với tất cả các đặc tính ưu việt của giống ngựa Mông Cổ như khỏe mạnh, bản năng sinh tồn lớn, sức chịu đựng phi thường. Vậy tại sao nó không là linh vật của nước này?

1. Mông Cổ có biên giới giáp nước nào?

A. Trung Quốc

B. Nga

C. Kazakhstan

D. Trung Quốc và Nga

Câu trả lời đúng là đáp án D: Mông Cổ là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Mông Cổ có biên giới với Trung Quốc về phía nam và có biên giới với Nga về phía bắc.Mông Cổ có diện tích 1.564.116 kilômét vuông (603.909 dặm vuông Anh. Ulaanbaatar là thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ, là nơi cư trú của khoảng 45% dân số toàn quốc.Khoảng 30% dân số Mông Cổ ngày nay là dân du mục hoặc bán du mục; văn hóa ngựa vẫn nguyên vẹn. Đa số cư dân là tín đồ Phật giáo, tiếp đến là nhóm người không theo tôn giáo nào, Hồi giáo chiếm ưu thế trong cộng đồng người Kazakh thiểu số. Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn lập ra Đế quốc Mông Cổ, sau đó nó phát triển thành đế quốc lục địa liền kề lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cháu nội của ông là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên và chinh phục miền Nam Trung Quốc. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ triệt thoái về Mông Cổ và lại tiếp tục xung đột phe phái như trước, ngoại trừ trong thời kỳ Đạt Diên Hãn và Trát Tát Khắc Đồ Hãn.Đến thế kỷ XVI, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu truyền đến Mông Cổ. Nhà Thanh do người Mãn lập ra sáp nhập Mông Cổ trong thế kỷ XVII. Đến đầu thập niên 1900, khoảng một phần ba nam giới trưởng thành tại Mông Cổ là tăng nhân. Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập từ nhà Thanh, và đến năm 1921 thiết lập nền độc lập thực tế từ Trung Hoa Dân Quốc.Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được tuyên bố thành lập, trở thành một quốc gia vệ tinh của Liên Xô. Trước biến động tại Liên Xô và Đông Âu, Mông Cổ tiến hành cách mạng dân chủ hòa bình vào đầu năm 1990. Kết quả là một hệ thống đa đảng, một bản hiến pháp mới năm 1992, và chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

2. Đất nước Mông Cổ còn được biết đến với biệt danh?

A. Vùng đất của bầu trời xanh

Câu trả lời đúng là đáp án A: Đất nước Mông Cổ còn được biết đến với biệt danh “vùng đất của bầu trời xanh” bởi vì 1 năm ở nơi đây có tới hơn 260 ngày nắng. Nổi bật giữa cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn là những ngôi nhà di động của người dân du mục Mông Cổ nằm rải rác trong cảnh quan rộng lớn đó.Người Mông Cổ đã có được nguồn thu nhập rất lớn từ con đường huyền thoại này, phần lớn lộ phí đều rơi thẳng vào túi tiền của họ. Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng con đường này để giao thương đến Châu Âu mà còn sử dụng nó để chinh phục thế giới. Trong thời gian cai trị tuyến đường quan trọng này, Mông Cổ đã có những chính sách phù hợp để duy trì và kích thích phát triển thương mại giữa hai Châu Lục Á Âu.

B. Xứ sở của bình minh tươi mát

C. Đất nước đón ánh Mặt trời đầu tiên

3. Thành Cát Tư Hãn trong tiếng Mông Cổ là gì?

A. Vua của cả thế giới

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ông được đặt tên là Thiết Mộc Chân, theo tên của một thủ lĩnh rất dũng cảm của một bộ tộc người Tatar đã bị cha ông đánh bại.Thành Cát Tư Hãn sinh vào khoảng năm 1162 và mất năm 1227, là người của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân và con trai cả của Dã Tốc Cai , một thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan.Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ và tại hội nghị (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ là vua của cả thế giới).Thuật ngữ Hãn (Khan) là danh hiệu truyền thống dùng để chỉ "thủ lĩnh" hoặc "người thống trị". Còn về cái tên "Thành Cát Tư" (Genghis) thì các sử gia vẫn chưa rõ nguồn gốc. Từ này có thể nghĩa là "đại dương" hoặc "chính nghĩa". Trong ngữ cảnh của nhân vật này, từ này thường được dịch thành "đấng cai trị tối cao/toàn cầu".

B. Đại dương

C. Đấng cai trị

4. Thành Cát Tư Hãn đã ban hành sắc lệnh hình một dịch vụ đưa tin bằng ngựa, có tên gọi là gì?

A. Yohop

B. Yam

Câu trả lời đúng là đáp án B: Cùng với cung tên và ngựa, vũ khí mạnh nhất của Mông Cổ có thể là mạng lưới liên lạc rộng khắp của họ.Ngay từ khi mới lên ngôi, Thành Cát Tư Hãn đã ban sắc lệnh hình thành một dịch vụ đưa tin bằng ngựa, có tên gọi là "Yam". Hệ thống các trạm bưu chính và những chú ngựa khỏe mạnh có thể đi xa tới 322km/ngày được tổ chức chặt chẽ và phân bố rộng rãi trong đế chế Mông Cổ. Nhờ đó, hàng hóa và thông tin được vận chuyển với tốc độ cực nhanh.Yam đã giúp Thành Cát Tư Hãn có thể dễ dàng theo kịp với các diễn biến quân sự - chính trị và duy trì liên lạc với mạng lưới gián điệp và do thám. Ngoài ra, Yam cũng có vai trò bảo vệ các quan chức và nhà buôn nước ngoài trong quá trình đi lại.

C. Yaho

5. Lối đánh trận của người Mông Cổ có điểm nổi bật gì?

A. Bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh

B. Giả thua rồi đột ngột tấn công

C. Bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả thua rồi đột ngột tấn công

Câu trả lời đúng là đáp án C: Lối đánh của người Mông Cổ có hai điểm nổi bật, đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả thua rồi đột ngột tấn công. Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch mất tinh thần, rối loạn.Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã thất trận trước chiến thuật thứ hai. Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng cho vùng đất cao nguyên này.Người Mông Cổ sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Họ chế tạo kiếm lưỡi cong giúp binh lính dễ dàng xử lý khi chiến đấu trên ngựa cũng như trên bộ. Bên cạnh kiếm thì chùy, búa, dao găm và đặc biệt là cung tên cũng được sử dụng rộng rãi.Trong sử sách, khả năng sáng tạo và sử dụng tên bắn của người Mông Cổ đã được công nhận. Mông Cổ nổi tiếng với loại tên còi (một loại mũi tên rỗng tạo ra âm thanh như tiếng huýt), chủ yếu được người thủ lĩnh sử dụng để ra hiệu trong trận mạc.

6. Giống ngựa lừng danh Mông Cổ không phải là linh vật tổ của người Mông Cổ, đúng hay sai?

A. Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Giống ngựa lừng danh Mông Cổ lại không phải là linh vật tổ (Tô-tem) của người Mông Cổ, với tất cả các đặc tính ưu việt của giống ngựa Mông Cổ như khỏe mạnh, bản năng sinh tồn lớn, sức chịu đựng phi thường, khả năng thích nghi vô tận, nhưng cho dù rất ưu việt so với nhiều giống ngựa khác trên thế giới, nhưng ngựa Mông Cổ vẫn không có tính chiến đấu cao vì bị thiến. Ngựa chiến phải là ngựa bị thiến để ngựa không phải bận tâm tìm bạn tình, chính vì vậy ngựa chiến không có khả năng chiến đấu cao với thiên địch, không thể nào chiến thắng được kẻ thù truyền kiếp là sói. Đặc biệt là, cho dù là ngựa Mông Cổ, loài ngựa này vẫn bị con người bắt giữ và thuần hóa dễ dàng.Ở Mông Cổ, trong đó ngựa có khoảng trên 2,5 triệu con. Cuộc đời du mục nơi thảo nguyên bao la, rộng lớn, nên chỉ có thể trông cậy vào người bạn đường là ngựa. Ngựa là thứ quý nhất với người Mông Cổ. Ngựa chở người, thồ hàng, ngựa chăn cừu, đi săn, trước đây, nó chinh chiến cực dẻo dai. Môn đua ngựa cũng được dân Mông Cổ ưa chuộng nhất, rồi mới đến bắn cung, đấu vật. Với người Mông Cổ, ngựa tượng trưng cho sức mạnh, sự trung thành, sức sống mãnh liệt và may mắn. Ở nông thôn, trẻ em 3 tuổi đã được cha, anh dạy cưỡi ngựa. Đến 10 tuổi, chúng đã phi ngựa như bay. Quanh phố phường Ulaanbaatar, bắt gặp nhiều tượng người cưỡi ngựa.

B. Sai

7. Người Mông Cổ bất đắc dĩ phải ăn thịt ngựa thì chừa lại cái gì?

A. Đầu

Câu trả lời đúng là đáp án A: Người Mông Cổ trước đây thường không ăn thịt ngựa. Nếu cùng đường, bất đắc dĩ phải ăn thịt ngựa trong trường hợp không còn gì ăn, để cứu đói, thì bao giờ người ta cũng chừa lại cái đầu và cất công mang lên đỉnh núi cao nhất để thờ. Người Mông Cổ ăn xúc xích thịt ngựa gọi là kazy và uống thứ rượu làm từ sữa ngựa gọi là airag. Họ chuộng thịt bò và thịt cừu hơn, song thịt ngựa vẫn được nhiều người chọn dùng vào mùa đông giá lạnh vì nó ít cholesterol và thịt ngựa được giữ cho không đông và theo truyền thống, người Mông Cổ tin rằng thực phẩm này giúp cho cơ thể ấm hơn. Người Kazakhstan cũng là dân du mục nên sử dụng thịt ngựa làm thực phẩm thông dụng. Người Kazakhstan có nhiều cách chế biến thịt ngựa như là, xúc xích thịt ngựa gọi là shuzhuk, thịt ngựa sấy khô gọi là sur-yet.Ngoài ra, Ngựa là nguyên liệu cho nhiều sản phẩm do con người làm trong suốt lịch sử, trong đó có các sản phẩm phụ từ việc giết ngựa lấy thịt hay thu thập những sản phẩm từ những con ngựa sống. Sản phẩm thu được từ ngựa sống như sữa ngựa, được các trại chăn nuôi ngựa sản xuất, chẳng hạn như ở Mông Cổ, người ta để cho sữa ngựa lên men rồi sản xuất gọi là kumis (giống như chất rượu) Hiện nay loại này vẫn còn quan trọng đối với các dân tộc Trung Á thảo nguyên, Huno-Bulgar, gốc Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ: Bashkirs, Kalmyk, Kazakh, Kyrgyzstan, Mông Cổ, người Duy Ngô Nhĩ, và Yakuts. Máu ngựa đã từng được sử dụng như thực phẩm của người Mông Cổ và các bộ lạc du mục, người ta đã tìm thấy nó là một nguồn dinh dưỡng thuận tiện khi đi đoạn đường quá xa hay đi du lịch. Người Mông Cổ uống máu ngựa làm cho họ đi xe trong thời gian dài mà không cần dừng lại để ăn.

B. Mắt

C. Vó

8. Ngựa Mông Cổ có chiều cao bao nhiêu?

A. 120 đến 130cm

B. 130 đến 140 cm

Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngựa Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Адуу, aduu: có nghĩa là con ngựa) là giống ngựa bản địa của Mông Cổ, đây là nòi ngựa chiến nổi tiếng sinh ra trên các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII-XIII. Giống ngựa này hầu như không hề thay đổi kể từ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn. Ngựa Mông Cổ là giống ngựa rất giỏi chịu đựng và dai sức, tuy chỉ cao từ 130 đến 140 cm nhưng lại dễ nuôi, chỉ thuần cỏ không cũng đủ và vì thế rất ít tốn kém.Người Mông Cổ thuần hóa loài ngựa từ rất sớm. Đó là nòi ngựa chiến nổi tiếng đã được tạo ra trên các vùng thảo nguyên Mông Cổ đến Gôbi từ thời kỳ cường thịnh của đế quốc Nguyên Mông từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Đế quốc này đã từng có một đội kỵ binh lớn và thiện chiến dũng mãnh bậc nhất thế giới, những giống ngựa ở Mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng trên toàn thế giới.Ngựa Mông Cổ toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Chúng có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe, lông dày, cổ nở, dáng không đẹp bằng ngựa Ả Rập nhưng rất khỏe, sức bền bỉ, lại ăn ít. Giống ngựa này có tốc độ chạy khá nhanh từ 30–45 km/h, tốc độ đối đa 40 km/h đặc biệt, giống ngựa này rất dai sức, có thể phi nước kiệu trong 10 giờ liền nên từ xưa ngựa Mông Cổ đã được mệnh danh là thiên lý mã.Ngựa Mông Cổ được huấn luyện để dùng cho việc săn bắn, vận chuyển và đặc biệt là dùng trong chiến tranh. Ngựa Mông Cổ gắn liền với sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới đó là sự hình thành và bành trướng của Đế chế Mông Cổ trên toàn thế giới thời đó. Thuật ngữ vó ngựa Mông Cổ gây khiếp đảm cho những giống dân bản xứ nhất là ở châu Âu với câu nói Vó ngựa Mông Cổ đến đâu thì ở đó cỏ không mọc được.

C. 140 đến 150 cm

9. Vị vua duy nhất nào của triều đại nhà Trần tham gia và chỉ đạo 3 cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông?

A. Trần Nhân Tông

B. Trần Thánh Tông

Câu trả lời đúng là đáp án B: Trần Thánh Tông (1240-1290), tên húy là Trần Hoảng, là con trai thứ hai của Trần Thái Tông. Vừa sinh ra, ông đã được phong là hoàng thái tử. Năm 1258, Trần Hoảng được vua cha truyền ngôi và trở thành vị vua thứ hai của triều Trần.Nói về Trần Thánh Tông, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đại, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững".

10. Nước ta nổi tiếng với mấy lần chiến thắng quân Nguyên Mông?

A. 2

B. 3

Câu trả lời đúng là đáp án B: Tháng 1-1258, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy trên 5 vạn kỵ binh từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ nhất. Sau khi giặc xâm phạm bờ cõi, vua Trần Thái Tông tổ chức đánh giặc tại Bình Lệ Nguyên. Trước thế giặc mạnh, vua rút khỏi thành Thăng Long với kế sách “vườn không nhà trống”. Ngày 29/1/1258, vua Trần đánh bật được giặc ra khỏi kinh thành buộc chúng phải tháo chạy về nước.Cuối năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con trai là Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân chia làm 3 hướng tiến đánh Đại Việt. Cuối tháng 1/1285, Trần Quốc Tuấn điều binh chặn giặc tại các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, sông Đuống... Cuối tháng 2/1285, vua Trần thực hiện chính sách “thổ tiêu kháng chiến” và rút về Thiên Trường, Trường Yên, giặc tràn vào Thăng Long. Lúc này, Toa Đô từ Chiêm Thành tiến vào Nghệ An. Mặt trận Thanh - Nghệ vỡ, giặc tấn công Trường Yên hòng bắt 2 vua (Thánh Tông và Nhân Tông). Trần Quốc Tuấn đưa 2 vua Trần ra Quảng Ninh lánh nạn. Tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương dẫn đại quân ra Bắc bắt đầu tấn công giặc trên khắp mặt trận từ Hàm Tử, Chương Dương,... Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân ta giải phóng Thăng Long. Toa Đô dẫn đại quân ngược sông Hồng tiến vào Thăng Long nhưng đến Tây Kết bị quân ta chém chết tại trận, cuộc xâm lược của Nguyên - Mông lần 2 đã bị thất bại.Tháng 12/1287, vua Nguyên lệnh cho Thoát Hoan chia 60 vạn quân thành 3 đạo tiến đánh Đại Việt lần thứ 3. Tháng 2/1288, quân Nguyên công phá thành Thăng Long. Trần Quốc Tuấn tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. Bị đánh khắp các mặt, lại thiếu quân lương nên Thoát Hoan quyết định rút lui khỏi Đại Việt. Tháng 4/1288, Ô Mã Nhi dẫn cánh quân thủy chạy ra biển nhưng bị Trần Quốc Tuấn chặn đánh tại sông Bạch Đằng. Sau chiến thắng tại Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn tấn công vào quân của Thoát Hoan. Ngày 19-4-1288, Đại Việt sạch bóng quân thù.

C. 4

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/ngua-mong-co-khong-the-la-linh-vat-cua-nuoc-nay-vi-sao-1670429.tpo