Người dân Đà Nẵng bắt con chem chép kiếm bạc triệu mỗi ngày

Tại Đà Nẵng, giữa lòng sông Cu Đê chảy ngang qua phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu), cứ vào tầm chiều tối tháng 3 âm lịch, khi nước rút, hàng chục người dân địa phương lại kéo nhau ra lòng sông Cu Đê bắt con chem chép, một loại hải sản đặc biệt của địa phương. Mỗi một buổi mò chem chép, người dân có thể kiếm được hơn 1 triệu đồng nếu may mắn.

Hàng chục người dân tại phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) lội nước khom lưng mò con chem chép (có nơi gọi là chép chép), một loài hải sản biển (thuộc họ hến biển, thường sống tại bờ biển hoặc khu vực lòng sông hồ nước ngọt), có vị ngon ngọt, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.

Hàng chục người dân tại phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) lội nước khom lưng mò con chem chép (có nơi gọi là chép chép), một loài hải sản biển (thuộc họ hến biển, thường sống tại bờ biển hoặc khu vực lòng sông hồ nước ngọt), có vị ngon ngọt, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.

Thời gian bắt chem chép thường bắt đầu từ 16 giờ chiều đến 19 giờ tối. Vì đây là việc theo mùa, rơi vào cuối ngày nên người dân đều tranh thủ ra sông bắt chem chép, tuy có phần vất vả nhưng có thể kiếm thêm thu nhập.

Thời gian bắt chem chép thường bắt đầu từ 16 giờ chiều đến 19 giờ tối. Vì đây là việc theo mùa, rơi vào cuối ngày nên người dân đều tranh thủ ra sông bắt chem chép, tuy có phần vất vả nhưng có thể kiếm thêm thu nhập.

Giá chem chép hiện là 50.000 đồng/1 kg. Mỗi buổi chiều, một người dân trung bình bắt được 5-7 kg chem chép. Vào những ngày nước rút sâu, thuận lợi có thể bắt được hơn 10 kg chem chép, thậm chí nhiều người còn bắt được hơn 20 kg, “đút túi” cả triệu đồng.

Giá chem chép hiện là 50.000 đồng/1 kg. Mỗi buổi chiều, một người dân trung bình bắt được 5-7 kg chem chép. Vào những ngày nước rút sâu, thuận lợi có thể bắt được hơn 10 kg chem chép, thậm chí nhiều người còn bắt được hơn 20 kg, “đút túi” cả triệu đồng.

Chem chép có hình dạng như con nghêu nhưng nhỏ hơn, vị ngọt hơn nên được người dân ưa chuộng. Con chem chép thường được dùng để chế biến các món như xào, hấp hay nấu canh cực kì ngon, mát và bổ dưỡng.

Chem chép có hình dạng như con nghêu nhưng nhỏ hơn, vị ngọt hơn nên được người dân ưa chuộng. Con chem chép thường được dùng để chế biến các món như xào, hấp hay nấu canh cực kì ngon, mát và bổ dưỡng.

Bà Mai Thị Ny (62 tuổi, người dân địa phương) cho biết, con chem chép là loài hải sản tự nhiên, không nuôi được, có năm được mùa thì vui, có năm mất mùa không có chem chép để khai thác. “Công việc chính của cô là buôn bán, tuy nhiên vào mùa thì cũng tranh thủ chiều tối đi mò chem chép để kiếm thêm thu nhập. Cái nghề này chắc còn có "tuổi" hơn cô, từ hồi bé tí cô đã theo người ta đi mò chem chép rồi”, bà Ny cười nói.

Bà Mai Thị Ny (62 tuổi, người dân địa phương) cho biết, con chem chép là loài hải sản tự nhiên, không nuôi được, có năm được mùa thì vui, có năm mất mùa không có chem chép để khai thác. “Công việc chính của cô là buôn bán, tuy nhiên vào mùa thì cũng tranh thủ chiều tối đi mò chem chép để kiếm thêm thu nhập. Cái nghề này chắc còn có "tuổi" hơn cô, từ hồi bé tí cô đã theo người ta đi mò chem chép rồi”, bà Ny cười nói.

Với dụng cụ là một cái rổ và một cái muỗng sắt tự chế, người dân có thể tiến hành đãi chem chép sau khi xúc nhẹ lớp cát từ dưới lòng sông. Theo bà Ny, đãi chem chép đơn giản nhưng cũng có nguy hiểm, vì con chem chép có vỏ khá sắc, đồng thời dưới lòng sông cũng có nhiều vỏ các loài nghêu hay đá dăm… có thể cứa đứt tay, chân nên người dân thường đeo găng tay, tất chân mỗi khi làm việc.

Với dụng cụ là một cái rổ và một cái muỗng sắt tự chế, người dân có thể tiến hành đãi chem chép sau khi xúc nhẹ lớp cát từ dưới lòng sông. Theo bà Ny, đãi chem chép đơn giản nhưng cũng có nguy hiểm, vì con chem chép có vỏ khá sắc, đồng thời dưới lòng sông cũng có nhiều vỏ các loài nghêu hay đá dăm… có thể cứa đứt tay, chân nên người dân thường đeo găng tay, tất chân mỗi khi làm việc.

Bà Trương Thị Ria (80 tuổi, người dân địa phương), dù tuổi đã cao nhưng vẫn tranh thủ cùng mọi người đi mò chem chép. Mỗi ngày bà Ria có thể đãi được 4-5 kg chem chép, thu nhập được 200.000 – 300.000 đồng.

Bà Trương Thị Ria (80 tuổi, người dân địa phương), dù tuổi đã cao nhưng vẫn tranh thủ cùng mọi người đi mò chem chép. Mỗi ngày bà Ria có thể đãi được 4-5 kg chem chép, thu nhập được 200.000 – 300.000 đồng.

Bà Ria cho biết, hôm nào đãi được nhiều thì bà giữ lại một phần để ăn. “Những món chế biến từ chem chép rất ngon nên hôm nào cũng ráng đãi nhiều rồi giữ lại một ít để ăn, chứ đem bán ra giá cao mà giữ lại hết cũng tiếc”, bà Ria chia sẻ.

Bà Ria cho biết, hôm nào đãi được nhiều thì bà giữ lại một phần để ăn. “Những món chế biến từ chem chép rất ngon nên hôm nào cũng ráng đãi nhiều rồi giữ lại một ít để ăn, chứ đem bán ra giá cao mà giữ lại hết cũng tiếc”, bà Ria chia sẻ.

Đãi chem chép đã trở thành một nét văn hóa của người dân phường Hòa Hiệp Bắc cạnh dòng sông Cu Đê bắc ngang. Công việc này tuy vất vả nhưng lại chiếm ít thời gian, thu nhập cũng khá cao, giúp đời sống người dân bớt đi phần nào lo toan.

Đãi chem chép đã trở thành một nét văn hóa của người dân phường Hòa Hiệp Bắc cạnh dòng sông Cu Đê bắc ngang. Công việc này tuy vất vả nhưng lại chiếm ít thời gian, thu nhập cũng khá cao, giúp đời sống người dân bớt đi phần nào lo toan.

Đức Thảo

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nguoi-dan-da-nang-bat-con-chem-chep-kiem-bac-trieu-moi-ngay-175531.html