Người dân Khu đô thị Thanh Hà vẫn đang 'khát' nước sạch

Từ ngày 14/10 đến nay, cư dân sống ở Khu đô thị Thanh Hà, Hà Nội bất ngờ bị mất nước sinh hoạt, khiến cuộc sống bị đảo lộn. Không ít cư dân phải đi xin nước hàng xóm hoặc mua nước về sử dụng tạm thời.

Từ 14/10, các cư dân KĐT Thanh Hà nhận được thông báo mất nước. Từ ngày đó đến nay cuộc sống của người dân ở đây bị đảo lộn. Thiếu nước sinh hoạt đã trở thành nỗi ám ảnh của cư dân.

Từ 14/10, các cư dân KĐT Thanh Hà nhận được thông báo mất nước. Từ ngày đó đến nay cuộc sống của người dân ở đây bị đảo lộn. Thiếu nước sinh hoạt đã trở thành nỗi ám ảnh của cư dân.

Hơn một tuần mất nước, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (tòa HH02B, Khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai, Hà Nội) luôn trong tình trạng đi tắm nhờ, phải mang quần áo đến nơi làm việc xin nước để giặt, hạn chế phải rửa bát đũa quá nhiều, tìm mọi cách để dè xẻn nước ít nhất có thể.

Hơn một tuần mất nước, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (tòa HH02B, Khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai, Hà Nội) luôn trong tình trạng đi tắm nhờ, phải mang quần áo đến nơi làm việc xin nước để giặt, hạn chế phải rửa bát đũa quá nhiều, tìm mọi cách để dè xẻn nước ít nhất có thể.

“Trong tuần vừa rồi, có những hôm, tôi dùng màng bọc thực phẩm bọc bát đũa để không phải rửa. Nước rửa rau hay nước rửa bát được góp lại để tận dụng xối bồn vệ sinh. Mấy ngày đầu, tôi còn đưa quần áo đi giặt thuê, nhưng không thể kéo dài mãi được, bởi mình là công nhân làm sao có tiền trang trải khoản phí này lâu dài được. Thế nên, tôi phải mang quần áo đi nhờ chỗ nọ, chỗ kia, có khi xách lên nơi làm việc để xin nước giặt tay. Trong nấu nướng, bình thường cả nhà ăn rau xanh, nhưng trong hoàn cảnh này gia đình chuyển sang các loại củ qua như bí, khoai tây, xu xu… để làm sao hạn chế dùng nhiều nước nước nhất”, chị Yến tâm sự.

“Trong tuần vừa rồi, có những hôm, tôi dùng màng bọc thực phẩm bọc bát đũa để không phải rửa. Nước rửa rau hay nước rửa bát được góp lại để tận dụng xối bồn vệ sinh. Mấy ngày đầu, tôi còn đưa quần áo đi giặt thuê, nhưng không thể kéo dài mãi được, bởi mình là công nhân làm sao có tiền trang trải khoản phí này lâu dài được. Thế nên, tôi phải mang quần áo đi nhờ chỗ nọ, chỗ kia, có khi xách lên nơi làm việc để xin nước giặt tay. Trong nấu nướng, bình thường cả nhà ăn rau xanh, nhưng trong hoàn cảnh này gia đình chuyển sang các loại củ qua như bí, khoai tây, xu xu… để làm sao hạn chế dùng nhiều nước nước nhất”, chị Yến tâm sự.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc lấy bát đĩa khi ăn, tránh phải rửa là cách mà người dân Thanh Hà sử dụng.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc lấy bát đĩa khi ăn, tránh phải rửa là cách mà người dân Thanh Hà sử dụng.

Những ngày này, cư dân Khu đô thị Thanh Hà sử dụng nguồn nước từ xe bồn do các mạnh thường quân tài trợ. Người đông, nên mỗi nhà cũng chỉ xin 2-3 xô, chia sẻ với các gia đình khác. Đây chính là nguồn nước ăn uống chính của cư dân ở đây.

Những ngày này, cư dân Khu đô thị Thanh Hà sử dụng nguồn nước từ xe bồn do các mạnh thường quân tài trợ. Người đông, nên mỗi nhà cũng chỉ xin 2-3 xô, chia sẻ với các gia đình khác. Đây chính là nguồn nước ăn uống chính của cư dân ở đây.

Chị Yến bức xúc nói: “Chúng tôi chẳng dám dùng nước của tòa nhà cung cấp nữa vì dân đã quá mất niềm tin rồi. Mọi người rất khổ, rất mong được các cấp chính quyền quan tâm. Dân chúng tôi thà không tắm, không ăn chứ không thể dùng nước bẩn mãi như thế được. Từ khi về đây đến giờ gần 5 năm nay rồi, cứ như thế này thì cả làng ung thư chết”.

Chị Yến bức xúc nói: “Chúng tôi chẳng dám dùng nước của tòa nhà cung cấp nữa vì dân đã quá mất niềm tin rồi. Mọi người rất khổ, rất mong được các cấp chính quyền quan tâm. Dân chúng tôi thà không tắm, không ăn chứ không thể dùng nước bẩn mãi như thế được. Từ khi về đây đến giờ gần 5 năm nay rồi, cứ như thế này thì cả làng ung thư chết”.

Chị Yến cũng cho biết, từ năm ngoái đến nay, chị luôn trong tình trạng ngứa ngáy, da bong tróc, sần sùi. Đêm nào chị cũng phải gãi cả đêm không thể nào ngủ được. “Tôi bị ngứa từ năm ngoái đến năm nay. Bình thường thì không sao, nhưng cứ tắm xong là ngứa, da phù nề lên. Cả trong người cũng thế, gãi cành cạch cả đêm không ngủ được”, chị Yến cho biết.

Chị Yến cũng cho biết, từ năm ngoái đến nay, chị luôn trong tình trạng ngứa ngáy, da bong tróc, sần sùi. Đêm nào chị cũng phải gãi cả đêm không thể nào ngủ được. “Tôi bị ngứa từ năm ngoái đến năm nay. Bình thường thì không sao, nhưng cứ tắm xong là ngứa, da phù nề lên. Cả trong người cũng thế, gãi cành cạch cả đêm không ngủ được”, chị Yến cho biết.

Nỗi khổ của Yến là nỗi khổ của hàng nghìn cư dân ở KĐT Thanh Hà, người trẻ còn có thể đi xách nước được, với người cao tuổi như bà Trần Thị Mùi luôn cần đến sự trợ hỗ trợ của người thân trong gia đình. Đã không ít lần bà cảm thấy cực kỳ tủi thân, khi sống ở đất Thủ đô mà vẫn để xảy ra cảnh mất nước sinh hoạt trong thời gian dài như thế này.

Nỗi khổ của Yến là nỗi khổ của hàng nghìn cư dân ở KĐT Thanh Hà, người trẻ còn có thể đi xách nước được, với người cao tuổi như bà Trần Thị Mùi luôn cần đến sự trợ hỗ trợ của người thân trong gia đình. Đã không ít lần bà cảm thấy cực kỳ tủi thân, khi sống ở đất Thủ đô mà vẫn để xảy ra cảnh mất nước sinh hoạt trong thời gian dài như thế này.

“Bình thường trong sinh hoạt hằng ngày, nước dùng để xối bồn vệ sinh cũng mất khoảng 10l. rửa bát rửa đũa cũng mất 1 can 20l. Nhưng giờ đến vệ sinh cá nhân cũng phải dè xẻn từng tí một. Nhà tôi ở Thanh Oai, nhưng phải chạy sang tận nhà họ hàng tận bên đường Bưởi tắm nhờ. Có những hôm, cả nhà chúng tôi từ già tới trẻ cũng phải xuống xếp hàng lấy nước cứu trợ. Nhìn cảnh đó mà trong lòng tôi tủi thân vô cùng, ở đất Hà Nội mà lại rơi vào hoàn cảnh như thế này”, bà Mùi tâm sự.

“Bình thường trong sinh hoạt hằng ngày, nước dùng để xối bồn vệ sinh cũng mất khoảng 10l. rửa bát rửa đũa cũng mất 1 can 20l. Nhưng giờ đến vệ sinh cá nhân cũng phải dè xẻn từng tí một. Nhà tôi ở Thanh Oai, nhưng phải chạy sang tận nhà họ hàng tận bên đường Bưởi tắm nhờ. Có những hôm, cả nhà chúng tôi từ già tới trẻ cũng phải xuống xếp hàng lấy nước cứu trợ. Nhìn cảnh đó mà trong lòng tôi tủi thân vô cùng, ở đất Hà Nội mà lại rơi vào hoàn cảnh như thế này”, bà Mùi tâm sự.

Bà Mùi chỉ hy vọng rằng, các cấp chính quyền sớm giải quyết tình trạng này để cứu người dân Thanh Hà. “Bởi nước mà người dân dùng có chất nguy hiểm gây ung thư, bây giờ chúng tôi già rồi thì không đáng ngại, nhưng lo nhất cho lớp trẻ, các cháu dùng nguồn nước này lâu, cực kỳ tổn hại sức khỏe”, bà Mùi nói.

Bà Mùi chỉ hy vọng rằng, các cấp chính quyền sớm giải quyết tình trạng này để cứu người dân Thanh Hà. “Bởi nước mà người dân dùng có chất nguy hiểm gây ung thư, bây giờ chúng tôi già rồi thì không đáng ngại, nhưng lo nhất cho lớp trẻ, các cháu dùng nguồn nước này lâu, cực kỳ tổn hại sức khỏe”, bà Mùi nói.

Từ Nghệ An ra Hà Nội chơi với con cháu, bà Trương Thị Xuân không nghĩ rằng nơi con mình sinh sống lại rơi vào cảnh mất nước trầm trọng như vậy. Nhà có 5 người, dự trữ được ít nước dùng để sinh hoạt cá nhân và nấu nướng. Có những hôm cả nhà “nhịn” tắm vì không có nước.

Từ Nghệ An ra Hà Nội chơi với con cháu, bà Trương Thị Xuân không nghĩ rằng nơi con mình sinh sống lại rơi vào cảnh mất nước trầm trọng như vậy. Nhà có 5 người, dự trữ được ít nước dùng để sinh hoạt cá nhân và nấu nướng. Có những hôm cả nhà “nhịn” tắm vì không có nước.

“Có hôm, phải đến 3 ngày tôi mới tắm 1 lần. Nhà có trẻ nhỏ cũng chỉ dám dùng một ít nước đun sôi và dùng khăn để lau người cho trẻ. Còn nấu nướng, chủ yếu dùng nước của mạnh thường quân cho”, bà Xuân nói.

“Có hôm, phải đến 3 ngày tôi mới tắm 1 lần. Nhà có trẻ nhỏ cũng chỉ dám dùng một ít nước đun sôi và dùng khăn để lau người cho trẻ. Còn nấu nướng, chủ yếu dùng nước của mạnh thường quân cho”, bà Xuân nói.

Mất nước, nhu cầu trữ nước của người dân cao. Nhà nào cũng phải mua thêm can nhựa để chứa nước.

Mất nước, nhu cầu trữ nước của người dân cao. Nhà nào cũng phải mua thêm can nhựa để chứa nước.

Nhà mua nước khoáng đóng chai để uống, nước bồn từ mạnh thường quân cho dùng để nấu ăn hằng ngày. Chưa bao giờ người dân phải dè xẻn, chi ly từng giọt nước đến như vậy.

Nhà mua nước khoáng đóng chai để uống, nước bồn từ mạnh thường quân cho dùng để nấu ăn hằng ngày. Chưa bao giờ người dân phải dè xẻn, chi ly từng giọt nước đến như vậy.

Có nhiều nhà quần áo...

Có nhiều nhà quần áo...

...bát đũa chất đống mà chẳng có nước để rửa.

...bát đũa chất đống mà chẳng có nước để rửa.

Ruồi nhặng bám đầy bát đũa để lâu ngày chưa rửa.

Ruồi nhặng bám đầy bát đũa để lâu ngày chưa rửa.

Theo cư dân Thanh Hà, những ngày vừa rồi tòa nhà đã cấp nước cho dân, nhưng cấp gián đoạn khoảng 2 tiếng buổi chiều. Nguồn nước này người dân tích trữ lại để giặt quần áo, chứ không dám ăn uống, nấu nướng.

Theo cư dân Thanh Hà, những ngày vừa rồi tòa nhà đã cấp nước cho dân, nhưng cấp gián đoạn khoảng 2 tiếng buổi chiều. Nguồn nước này người dân tích trữ lại để giặt quần áo, chứ không dám ăn uống, nấu nướng.

Ngày 18/10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có chỉ đạo yêu cầu các đơn vị bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước sạch sinh hoạt trở lại và có giải pháp bảo đảm ổn định lâu dài cho người dân khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai). UBND Thành phố đã có chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, có phương án cấp nước sạch đảm bảo ổn định, an toàn cho Nhân dân tại văn bản số 12191/VP-ĐT ngày 19/10/2023. Tuy nhiên đến nay, người dân Thanh Hà vẫn chưa có nước sạch để dùng.

Ngày 18/10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có chỉ đạo yêu cầu các đơn vị bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước sạch sinh hoạt trở lại và có giải pháp bảo đảm ổn định lâu dài cho người dân khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai). UBND Thành phố đã có chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, có phương án cấp nước sạch đảm bảo ổn định, an toàn cho Nhân dân tại văn bản số 12191/VP-ĐT ngày 19/10/2023. Tuy nhiên đến nay, người dân Thanh Hà vẫn chưa có nước sạch để dùng.

Nguyễn Hà/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/nguoi-dan-khu-do-thi-thanh-ha-van-dang-khat-nuoc-sach-post1054391.vov