Người dân làng Tràng Cát 'tất bật' thu hoạch lá dong trước Tết Nguyên đán 2024

Những ngày này, người dân làng Tràng Cát, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tất bật ra vườn thu hoạch lá dong để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng của người dân trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.

 Theo tìm hiểu, xã Kim An, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội là một xã nằm ven sông Đáy. Xã có 3 thôn, riêng thôn Tràng Cát có truyền thống trồng lá dong lâu đời nhất.

Theo tìm hiểu, xã Kim An, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội là một xã nằm ven sông Đáy. Xã có 3 thôn, riêng thôn Tràng Cát có truyền thống trồng lá dong lâu đời nhất.

 Theo người dân thôn Tràng Cát, lá dong là ngành nghề truyền thống có từ thời thành lập làng đến nay (Theo gia phả làng Tràng Cát là từ thế kỉ XVI-XVII).

Theo người dân thôn Tràng Cát, lá dong là ngành nghề truyền thống có từ thời thành lập làng đến nay (Theo gia phả làng Tràng Cát là từ thế kỉ XVI-XVII).

 Từng có thời điểm do lá dong quá rẻ, người dân xã Kim An đầu tư mạnh về cây ăn quả như cam canh. Trên dưới chục năm, người dân lại phá đi bởi không đem lại hiệu quả kinh tế cao, họ lại quay trở lại với việc trồng lá dong.

Từng có thời điểm do lá dong quá rẻ, người dân xã Kim An đầu tư mạnh về cây ăn quả như cam canh. Trên dưới chục năm, người dân lại phá đi bởi không đem lại hiệu quả kinh tế cao, họ lại quay trở lại với việc trồng lá dong.

 Trải qua một thời gian dài, người dân ở đây vẫn luôn giữ và mở rộng diện tích trồng lá dong. Tổng diện tích trồng lá dong riềng thôn Tràng Cát hơn 20ha, chủ yếu là đất vườn, đất ở của người dân.

Trải qua một thời gian dài, người dân ở đây vẫn luôn giữ và mở rộng diện tích trồng lá dong. Tổng diện tích trồng lá dong riềng thôn Tràng Cát hơn 20ha, chủ yếu là đất vườn, đất ở của người dân.

 Chị Nguyễn Thị Khuyên (Tràng Cát, Kim An) chia sẻ: "Tôi ngày nào cũng đi thu hoạch, tôi thu hoạch từ giờ đến 26 đến 27 âm lịch thì sẽ nghỉ để chuẩn bị tết. Là người thu mua lá dong ở đây nhiều năm tôi thấy lá dong ở đây bản to, lá dày, đẹp. Ở đây thường người ta chỉ trồng và thu hoạch lá dong nếp. Dùng loại lá này gói bánh thì bánh sẽ xanh và ngon hơn, dùng lá dong tẻ thì bánh sẽ bị thâm".

Chị Nguyễn Thị Khuyên (Tràng Cát, Kim An) chia sẻ: "Tôi ngày nào cũng đi thu hoạch, tôi thu hoạch từ giờ đến 26 đến 27 âm lịch thì sẽ nghỉ để chuẩn bị tết. Là người thu mua lá dong ở đây nhiều năm tôi thấy lá dong ở đây bản to, lá dày, đẹp. Ở đây thường người ta chỉ trồng và thu hoạch lá dong nếp. Dùng loại lá này gói bánh thì bánh sẽ xanh và ngon hơn, dùng lá dong tẻ thì bánh sẽ bị thâm".

 Chị Khuyên cho biết thêm, khu vực Hà Nội chỉ có làng Tràng Cát là có nhiều thuận lợi để trồng lá dong nhất, nếu ở đây không được mùa thì chẳng ở đâu được mùa nữa cả. Mỗi ngày từ sáng đến chiều chị có thể thu hoạch được khoảng 1 vạn tàu, chủ yếu đi thu mua của dân. Chị thường đi 2 đến 3 người đến nhà dân thu mua, chia nhau đi các vườn mua.

Chị Khuyên cho biết thêm, khu vực Hà Nội chỉ có làng Tràng Cát là có nhiều thuận lợi để trồng lá dong nhất, nếu ở đây không được mùa thì chẳng ở đâu được mùa nữa cả. Mỗi ngày từ sáng đến chiều chị có thể thu hoạch được khoảng 1 vạn tàu, chủ yếu đi thu mua của dân. Chị thường đi 2 đến 3 người đến nhà dân thu mua, chia nhau đi các vườn mua.

 "Việc trồng, thu hoạch lá dong đỡ vất vả hơn làm nông nghiệp như trồng lúa, trồng rau… Bởi lá dong không chỉ phục vụ dịp Tết Nguyên Đán mà còn thu hoạch vào các tháng khác trong năm, mặt khác việc chăm sóc cho loại cây này cũng không có gì quá khó khăn", chị Khuyên tâm sự.

"Việc trồng, thu hoạch lá dong đỡ vất vả hơn làm nông nghiệp như trồng lúa, trồng rau… Bởi lá dong không chỉ phục vụ dịp Tết Nguyên Đán mà còn thu hoạch vào các tháng khác trong năm, mặt khác việc chăm sóc cho loại cây này cũng không có gì quá khó khăn", chị Khuyên tâm sự.

 Những người dân thôn Tràng Cát tất bật thu hoạch lá dong để kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2024.

Những người dân thôn Tràng Cát tất bật thu hoạch lá dong để kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2024.

 Được biết, cây dong dễ trồng, một năm có khoảng 3 đến 4 lần cắt bán. Sau mỗi lần cắt chỉ cần biết cách chăm bón thì lại ra lứa lá tiếp đẹp. Mỗi sào lá dong, gia đình chị Khuyên ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng.

Được biết, cây dong dễ trồng, một năm có khoảng 3 đến 4 lần cắt bán. Sau mỗi lần cắt chỉ cần biết cách chăm bón thì lại ra lứa lá tiếp đẹp. Mỗi sào lá dong, gia đình chị Khuyên ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng.

 Bà Tào Thị Hạnh (76 tuổi), người cao tuổi ở thôn Tràng Cát hàng năm vẫn thu hoạch lá dong cho biết: "Lá dong làng tôi trồng được hàng trăm năm nay rồi, các cụ ngày xưa để lại và vẫn giữa được đến tận bây giờ. Để có được những lá dong đẹp như này thì người dân phải sau khi cắt xong phải dọn, sau đó bón phân đến khi nào lá lên được thì phun thuốc sâu cho lá khỏi sâu. Nếu khô thì lại tưới nước. Cây này mình trồng xong tưới nước thì nó cứ thế nó đẻ ra những cây con, không phải trồng lứa mới, trừ khi nó chết thì mới phải trồng còn không thì nó sẽ tự đẻ ra. Đặc biệt, lá dong có thể bán quanh năm và chủ yếu phục vụ cho các nhà hàng, không phải đi bán lẻ".

Bà Tào Thị Hạnh (76 tuổi), người cao tuổi ở thôn Tràng Cát hàng năm vẫn thu hoạch lá dong cho biết: "Lá dong làng tôi trồng được hàng trăm năm nay rồi, các cụ ngày xưa để lại và vẫn giữa được đến tận bây giờ. Để có được những lá dong đẹp như này thì người dân phải sau khi cắt xong phải dọn, sau đó bón phân đến khi nào lá lên được thì phun thuốc sâu cho lá khỏi sâu. Nếu khô thì lại tưới nước. Cây này mình trồng xong tưới nước thì nó cứ thế nó đẻ ra những cây con, không phải trồng lứa mới, trừ khi nó chết thì mới phải trồng còn không thì nó sẽ tự đẻ ra. Đặc biệt, lá dong có thể bán quanh năm và chủ yếu phục vụ cho các nhà hàng, không phải đi bán lẻ".

 Người dân thôn Tràng Cát tất bật thu hoạch những lá dong vụ Tết Nguyên đán 2024.

Người dân thôn Tràng Cát tất bật thu hoạch những lá dong vụ Tết Nguyên đán 2024.

 "Hiện mức giá dao động từ 800 đồng – 1.000 đồng/lá, cuối tháng Chạp giá có thể đẩy lên 1.500 đồng – 1.700 đồng/lá”, bà Tào Thị Hạnh cho biết.

"Hiện mức giá dao động từ 800 đồng – 1.000 đồng/lá, cuối tháng Chạp giá có thể đẩy lên 1.500 đồng – 1.700 đồng/lá”, bà Tào Thị Hạnh cho biết.

 Những chiếc la dong sau khi thu hoạch sẽ được dồn lại, rửa nước sạch sẽ rồi mới bó thành từng bọc rồi vận chuyển đến cơ sở thu mua.

Những chiếc la dong sau khi thu hoạch sẽ được dồn lại, rửa nước sạch sẽ rồi mới bó thành từng bọc rồi vận chuyển đến cơ sở thu mua.

 Khâu chọn lựa lá dong rất quan trọng, sau đó rồi mới bó lại.

Khâu chọn lựa lá dong rất quan trọng, sau đó rồi mới bó lại.

 Bó lá dong sau khi được rửa sạch.

Bó lá dong sau khi được rửa sạch.

 Lá dong sau đó sẽ được vận chuyển đến cơ sở thu mua trên địa bàn TP Hà Nội và trên cả nước.

Lá dong sau đó sẽ được vận chuyển đến cơ sở thu mua trên địa bàn TP Hà Nội và trên cả nước.

 Được biết, loại lá này thích hợp với đất cát pha đặc trưng ở xã Kim An, vì thế lá dong được trồng ở đây dùng gói bánh chưng rất ngon và thơm.

Được biết, loại lá này thích hợp với đất cát pha đặc trưng ở xã Kim An, vì thế lá dong được trồng ở đây dùng gói bánh chưng rất ngon và thơm.

 Đến thôn Tràng Cát dịp này, người dân nơi đây đang tất bật ra vườn cắt lá để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng Tết Nguyên Đán 2024.

Đến thôn Tràng Cát dịp này, người dân nơi đây đang tất bật ra vườn cắt lá để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng Tết Nguyên Đán 2024.

 Khu vực trồng lá dong của người dân thôn Tràng Cát nhìn từ trên cao.

Khu vực trồng lá dong của người dân thôn Tràng Cát nhìn từ trên cao.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nguoi-dan-lang-trang-cat-tat-bat-thu-hoach-la-dong-truoc-tet-nguyen-dan-2024-post281075.html