Người đàn ông phát hiện ung thư thực quản thừa nhận 1 sai lầm mà nhiều người Việt đang mắc phải

Việc vệ sinh răng miệng kém là yếu tố sâu xa dẫn tới ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. Trường hợp bệnh nhân dưới đây là một ví dụ điển hình.

Mặc dù uống lành mạnh, không hút thuốc cũng không uống rượu, lại còn tập thể dục gần như mỗi ngày, nhưng ở tuổi 50, ông Chu bất ngờ phát hiện mắc ung thư thực quản.

Theo lời ông kể, thời gian gần đây, ông cảm thấy khó chịu trong cổ họng giống như có thứ gì đó mắc kẹt. Tiếp theo là ho khan, khàn tiếng và có đờm màu vàng dai dẳng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau nhiều lần tự mua thuốc về uống, nhưng các triệu chứng ngày càng nặng hơn như: đau họng, khó nuốt, sốt, đau sau vùng xương ức cùng tức ngực, đôi khi khó thở. Lúc này, ông Chu mới chịu đi khám.

Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện ông Chu có khối u ở thực quản, nên tiến hành làm sinh thiết. Sau khi nhận kết quả, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính thức là ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản giai đoạn 3.

Phát hiện ung thư do đánh răng sai cách

Bác sĩ cho biết, có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên trong trường hợp này nguyên nhân có thể là do bệnh nhân mắc sai lầm khi đánh răng trong suốt thời gian dài. Cụ thể, ông Chu có hàm răng lộn xộn nhưng lại lười đánh răng từ khi còn trẻ. Ông thường chỉ đánh răng một lần mỗi ngày vào buổi sáng, rất ghét việc đánh răng trước khi đi ngủ, nhưng lại hay ăn đồ ngọt hay nhiều dầu mỡ vào buổi tối.

Việc vệ sinh răng miệng kém là yếu tố sâu xa dẫn tới ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. Theo bệnh sử, bệnh nhân từng mắc nhiều bệnh răng miệng khác như như viêm nha chu, sâu răng, mất răng… Trong khi đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất răng, đánh răng không thường xuyên và sức khỏe nha chu kém cũng là những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. Mất răng nghiêm trọng làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản lên 1,5 lần.

Bệnh nhân bị viêm nha chu nặng và tái phát nhiều lần. Trong bệnh này có mầm mống gây ung thư thực quản đó là vi khuẩn Porphyromonas gingivalis. Ngoài ra, bệnh nhân thường chải rất mạnh, đánh răng lâu vào buổi sáng nhưng lại rất ít khi làm sạch lưỡi - một nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, thậm chí còn bẩn hơn cả răng” - bác sĩ Vương giải thích.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5 lưu ý đánh răng đúng cách để phòng bệnh

- Mỗi người cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Với trẻ em, nên dùng loại kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của mình.

- Thời gian đánh răng được khuyến nghị là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Không nên đánh răng ngay sau khi ăn mà nên chờ khoảng 30 phút. Bởi sau khi ăn, những acid trong thức ăn có thể làm mềm men răng. Nếu đánh răng ngay lúc này, men răng rất dễ bị bào mòn.

- Lưu ý chải răng nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc, không đánh răng theo chiều ngang. Tránh dùng lực quá mạnh vì có thể gây viêm nướu, chảy máu chân răng,…

- Nên lưu ý chọn những loại bàn chải đánh răng có kích thước vừa phải với khoang miệng và có đầu lông mềm mại. Nên thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đầu lông bàn chải có dấu hiệu bị tưa.

- Ngoài ra, bạn có thể dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch sâu kẽ chân răng.

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-ong-phat-hien-ung-thu-thuc-quan-thua-nhan-1-sai-lam-ma-nhieu-nguoi-viet-dang-mac-phai-172240614224604442.htm