Người dân phải nộp ít nhất 500 nghìn đồng nếu muốn xem bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Theo Thông tư 56, chi phí xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối dạng ảnh của cấp huyện là 500 nghìn đồng, cấp tỉnh là 1 triệu đồng...

Mức thu phí xem bảng giá đất theo năm là 8.200 đồng

Mức thu phí xem bảng giá đất theo năm là 8.200 đồng

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56/2024/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai.

Về chi phí xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (theo kỳ) cấp huyện là 1 triệu đồng; cấp tỉnh là 2 triệu đồng và mảnh bản đồ vùng kinh tế - xã hội hoặc quốc gia là 4 triệu đồng.

Trên đây là mức thu tính cho mảnh bản đồ dạng số vector (là một dạng cấu trúc dữ liệu đồ họa kỹ thuật số được tạo ra theo thuật toán toán học và có thể mở rộng, kéo dãn, uốn cong vô hạn).

Trường hợp mảnh bản đồ dạng ảnh Raster (geoPDF, PDF, geoTIFF, TIFF, EPS, ECW, JPG) thì mức thu tính bằng 50% mức thu mảnh bản đồ vector cùng tỷ lệ.

Nếu muốn xem bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện người dân cần đóng 1 triệu đồng. Còn mức thu phí xem bảng giá đất theo năm là 8.200 đồng, mức thu áp dụng cho 5 trang tài liệu đầu tiên. Từ trang thứ 6 trở đi thì mức thu là 900 đồng/trang.

Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai cho mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Quốc phòng thì áp dụng mức thu phí bằng 60% mức thu phí tương ứng quy định.

Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Phí và lệ phí khai thác thông tin của mình và khai thác thông tin người sử dụng đất khác khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định pháp luật về đất đai.

Theo đó, các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của Luật Quốc phòng; hoặc phòng, chống thiên tai trong tình trạng khẩn cấp theo quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai.

Tổ chức thu phí được để lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28/11/2023 của Chính phủ thì phải nộp toàn bộ tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Gia Hân

Nguồn Thương Gia: https://thuonggiaonline.vn/nguoi-dan-phai-nop-it-nhat-500-nghin-dong-neu-muon-xem-ban-do-dieu-chinh-quy-hoach-su-dung-dat-post553970.html