Người đi bộ trên vỉa hè phải luồn lách tránh gốc cây, cột điện

Từ năm 2014 đến nay, Hà Nội nhiều lần phát động chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Gần đây, nhiều tuyến phố ở Hà Nội được kẻ lại vạch nhưng người đi bộ vẫn phải đi dưới lòng đường bởi phần vỉa hè có đủ chướng ngại vật, từ xe máy đến bốt điện và gốc cây.

Người dân luồn lách qua các chướng ngại vật để đi bộ trên vỉa hè.

Năm 2014, toàn thành phố Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố về “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Năm 2023, Ban Chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Năm 2014, toàn thành phố Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố về “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Năm 2023, Ban Chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thực hiện mục tiêu trả lại nguyên trạng hè phố cho người đi bộ, hiện nay, nhiều vỉa hè trên các tuyến phố ở Hà Nội xuất hiện vạch kẻ sơn trắng.

Thực hiện mục tiêu trả lại nguyên trạng hè phố cho người đi bộ, hiện nay, nhiều vỉa hè trên các tuyến phố ở Hà Nội xuất hiện vạch kẻ sơn trắng.

Tuy nhiên, phần vỉa hè dành cho người đi bộ nhiều chỗ "dính' gốc cây, bốt điện, cột đèn đường... khiến người dân di chuyển khó khăn

Tuy nhiên, phần vỉa hè dành cho người đi bộ nhiều chỗ "dính' gốc cây, bốt điện, cột đèn đường... khiến người dân di chuyển khó khăn

Nhiều tuyến phố trên địa bàn nội thành Hà Nội đã tiến hành kẻ vạch chia vỉa hè, tuy nhiên phần hè rộng thoáng thì cho người dân đỗ xe, còn phần vỉa hè dành cho người đi bộ đa phần đều dính bốt điện, gốc cây.

Nhiều tuyến phố trên địa bàn nội thành Hà Nội đã tiến hành kẻ vạch chia vỉa hè, tuy nhiên phần hè rộng thoáng thì cho người dân đỗ xe, còn phần vỉa hè dành cho người đi bộ đa phần đều dính bốt điện, gốc cây.

Ghi nhận của PV, vỉa hè trên tuyến phố Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội), phần hè rộng thoáng được chia đôi, chỗ đỗ xe, phần dành cho người đi bộ bị án ngữ bởi rất nhiều vật cản như trụ điện, biển báo...

Ghi nhận của PV, vỉa hè trên tuyến phố Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội), phần hè rộng thoáng được chia đôi, chỗ đỗ xe, phần dành cho người đi bộ bị án ngữ bởi rất nhiều vật cản như trụ điện, biển báo...

Dọc vỉa hè Kim Mã theo hướng Nguyễn Thái Học, đa số phần vỉa hè dành cho người đi bộ đều rất hẹp, có những đoạn bị xe máy chiếm trọn, khiến cho người đi bộ phải luồn lách vượt qua.

Dọc vỉa hè Kim Mã theo hướng Nguyễn Thái Học, đa số phần vỉa hè dành cho người đi bộ đều rất hẹp, có những đoạn bị xe máy chiếm trọn, khiến cho người đi bộ phải luồn lách vượt qua.

Rất khó để đi trọn vẹn được trên vỉa hè theo đúng phần đường đã được kẻ vạch. "Cứ đi được đoạn ngắn lại có những đoạn phần hè đi bộ 'dính' gốc cây, bốt điện khiến người dân chúng tôi bắt buộc phải đi xuống lòng đường", chị H.A chia sẻ.

Rất khó để đi trọn vẹn được trên vỉa hè theo đúng phần đường đã được kẻ vạch. "Cứ đi được đoạn ngắn lại có những đoạn phần hè đi bộ 'dính' gốc cây, bốt điện khiến người dân chúng tôi bắt buộc phải đi xuống lòng đường", chị H.A chia sẻ.

Khi đi qua các vị trí có cột đèn và trụ điện, nếu không lách người qua thì chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

Khi đi qua các vị trí có cột đèn và trụ điện, nếu không lách người qua thì chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

Không chỉ có tuyến phố Kim Mã - Nguyễn Thái Học, hiện tại trên địa bàn TP. Hà Nội còn nhiều tuyến phố cùng chung tình trạng... này

Không chỉ có tuyến phố Kim Mã - Nguyễn Thái Học, hiện tại trên địa bàn TP. Hà Nội còn nhiều tuyến phố cùng chung tình trạng... này

Người dân Thủ đô mong đợi việc lập lại trật tự đô thị không chỉ tiến hành trong các đợt cao điểm mà phải là công việc thường xuyên, liên tục để vỉa hè, lòng đường thực hiện đúng chức năng phục vụ người đi bộ.

Người dân Thủ đô mong đợi việc lập lại trật tự đô thị không chỉ tiến hành trong các đợt cao điểm mà phải là công việc thường xuyên, liên tục để vỉa hè, lòng đường thực hiện đúng chức năng phục vụ người đi bộ.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-di-bo-tren-via-he-phai-luon-lach-tranh-goc-cay-cot-dien-169230323142427054.htm