Người EQ cao dễ thăng tiến nơi công sở nhờ nắm giữ 7 'nguyên tắc sống còn' này

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường nổi bật ở mọi nơi. Họ có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.

Dù trong hoàn cảnh nào, người EQ cao cũng có thể khẳng định sự khôn ngoan, thông tuệ. Dưới đây chính là những điểm chung của người có trí tuệ cảm xúc cao ở nơi làm việc:

1. Sử dụng quy tắc Tom Hanks để học cách tập trung

Trong một cuộc phỏng vấn, nam diễn viên đình đàm Tom Hanks nói rằng để có được những vai diễn để đời ông cần học tập cách nói ''Không''.

"Nói có nghĩa là bạn phải làm công việc đó. Nhưng nếu nói không nghĩa là bạn đã có lựa chọn câu chuyện muốn kể và vai diễn muốn đóng''.

Quy tắc của Tom Hanks giúp bạn phát triển khả năng quản lý bản thân, một khía cạnh quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Điều đó chỉ đơn giản là: Mỗi khi bạn nói có với điều gì mà không thực sự thích, nghĩa là bạn đang nói không với điều bạn làm.

Đây là điều quan trọng bạn cần phải ghi nhớ bởi có thể vì để hài lòng tất cả mọi người mà bạn dễ dàng nói đồng ý với yêu cầu của người bạn mới quen, với một dự án thú vị hay mọi cuộc vui được mời.

Với quy tắc Tom Hanks giúp bạn nhắc nhở bản thân rằng mọi quyết định đều dẫn đến một kết quả trong khoảng thời gian nhất định. Tất nhiên, bạn không nên nói không với mọi thứ. Một phần của xây dựng các mối quan hệ để đạt thành công là giúp đỡ khi bạn có thể.

Mỗi ngày, bạn sẽ đều phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn về cách sử dụng thời gian và năng lượng cho ai. Khi làm vậy, hãy nhớ đến quy tắc của Tom Hanks: Kiểm soát cảm xúc và chỉ nói không với những điều không quan trọng đối với bạn để có nhiều thời gian dành cho mục tiêu cá nhân.

Với quy tắc Tom Hanks giúp bạn nhắc nhở bản thân rằng mọi quyết định đều dẫn đến một kết quả trong khoảng thời gian nhất định. Ảnh minh họa

Với quy tắc Tom Hanks giúp bạn nhắc nhở bản thân rằng mọi quyết định đều dẫn đến một kết quả trong khoảng thời gian nhất định. Ảnh minh họa

2. Tôn trọng ý kiến của người khác

Để thành công trong công việc, bạn không chỉ cần trí tuệ thông minh mà còn cần có EQ cao. Đây sẽ là cách để bạn chứng tỏ bản thân ở nơi làm việc và được nhiều người yêu mến.

Trong 1 tập thể, mỗi cá nhân lại có những ý tưởng và đề xuất riêng của mình. Vì vậy, bạn sẽ nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, cấp trên trong những cuộc họp.

Bạn cần phải biết rằng ý tưởng của mình chưa chắc đã là lựa chọn tốt nhất. Mỗi người lại có thể đưa ra những ý mới mẻ, hay ho và có thể đóng góp vào thành quả của tập thể.

Bởi vậy, người EQ cao không bao giờ phán xét hay đánh giá thấp người khác. Ngược lại, họ dành sự tôn trọng tuyệt đối cho người khác và lắng nghe xem ý kiến ấy có khả quan hay không.

Khi bạn làm được điều này, chắc chắn cấp trên cũng sẽ đánh giá cao bạn. Đó chính là sự nhạy bén, óc tư duy đúng đắn của bạn để tập thể phát triển hơn.

3. Biến những phản hồi, đánh giá theo hướng xây dựng

Không ai thích nhận phản hồi phê bình. Đó là lý do tại sao huấn luyện viên chuyên nghiệp, chuyên gia truyền thông Chris Colaco nói rằng bạn cần chuyển đổi cách phản hồi của mình bằng cách thêm một từ, đó là ''xây dựng''.

Thay vì đưa ra những phán xét, chỉ trích, phê bình, người có EQ cao thường thêm từ ''xây dựng'' vào câu hỏi của mình: ''Tôi có thể cung cấp cho bạn một số phản hồi mang tính xây dựng được không?''

Colaco cho rằng bằng cách thêm từ xây dựng, bạn đã thay đổi nhận thức về phản hồi từ tiêu cực sang ý nghĩa tích cực và hữu ích. Khi đó, những góp ý của bạn với thành viên trong nhóm sẽ được lắng nghe.

Vì bạn đã xác định rằng mục đích của bạn là giúp đỡ chứ không phải chỉ trích, gây hại. Khi đó họ sẽ háo hức lắng nghe những chia sẻ của bạn.

4. Biết giữ bí mật, không bàn luận sau lưng người khác

Ở nơi công sở, nếu không khéo léo chúng ta dễ gặp phải thị phi. Bởi vậy, nếu như bạn là người EQ cao chắc chắn bạn sẽ biết giữ bí mật, kín miệng để tránh đẩy bản thân vào rắc rối.

Bạn không thể kiểm soát được những lời phán xét về mình nên tốt nhất cần dè chừng khi nói bất cứ điều gì.

Đặc biệt, người khôn ngoan sẽ không bàn luận sau lưng người khác vì đó là điều không nên. Bạn nên góp ý với người khác để họ tốt lên thay vì bàn tán sau lưng và khiến mối quan hệ xấu đi.

Bạn sẽ trở thành trung tâm của rắc rối, bị đánh giá là người nhiều chuyện nếu như nói xấu sau lưng người khác.

5. Tăng cường sự gắn kết với mọi người bằng quy tắc ghi nhận

Quy tắc ghi nhận rất đơn giản: Thiết lập mặc định của bạn là tập trung vào những gì mọi người làm đúng và đưa ra lời khen ngợi một cách chân thành về những hành động tích cực.

Ở nơi làm việc, bạn có thể áp dụng bằng câu nói sau: ''Dẫu biết rằng những lời nói này là chưa đủ nhưng tôi thực sự đánh cao những bạn vừa đạt được. Tôi thực sự thấy hiệu quả của dự án bạn đang làm. Nó thực sự mang đến rất nhiều lợi ích cho công ty. Hãy duy trì tốt công việc này".

Khi lời khen chân thành và cụ thể, bạn sẽ đạt được 3 điều sau:

- Khuyến khích mọi người tiếp tục làm những điều tích cực

- Xây dựng niềm tin và tâm lý an toàn

- Giúp việc chia sẻ những lời đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng trở nên dễ dàng hơn.

Thiết lập mặc định của bạn là tập trung vào những gì mọi người làm đúng và đưa ra lời khen ngợi một cách chân thành về những hành động tích cực. Ảnh minh họa

Thiết lập mặc định của bạn là tập trung vào những gì mọi người làm đúng và đưa ra lời khen ngợi một cách chân thành về những hành động tích cực. Ảnh minh họa

6. Không thể hiện bản thân thái quá

Ở nơi làm việc, không ít người có năng lực nổi trội nhưng không phải lúc nào họ cũng thể hiện.

Khi mới vào làm việc, tốt nhất bạn không nên phô trương năng lực của bản thân mà chú ý học hỏi người khác. Trong mọi tình huống, bạn nên đề cao sự học hỏi để hoàn thiện bản thân mình, nâng cao năng lực và tự tin hơn.

Khi bạn khiêm tốn, cả đồng nghiệp và cấp trên đều sẽ có ấn tượng tốt về bạn. Bạn nên thể hiện năng lực của mình đúng lúc để được ghi nhận và trao nhiều cơ hội hơn.

Khi đã tạo được những ấn tượng tốt với cấp trên, việc bạn thăng quan tiến chức cũng dễ dàng hơn nhiều.

7. Trở thành những người biết lắng nghe

Vào những năm 1950, nhà tâm lý học Donald Broadbent đã thực hiện một nghiên cứu thú vị. Ông cho mọi người đeo tai nghe, nhưng mỗi bên lại truyền tải một thông điệp. Sau đó, Broadbent đã kiểm tra các đối tượng về khả năng ghi nhớ.

Dẫu cố gắng đến đâu, mọi người đều không thể ghi nhớ được toàn bộ thông tin từ cả 2 nguồn. Nghiên cứu này chứng minh: Chúng ta chỉ thực sự lắng nghe thông tin từ một nguồn tại một thời điểm.

Vì thế trong một thế giới có nhiều phiền nhiễu hơn bao giờ hết, làm thế nào để bạn cho người khác biết mình đang lắng nghe. Hãy cất điện thoại của bạn đi.

Trong các cuộc họp, cuộc trò chuyện, thậm chí là trên bàn ăn, bạn cần áp dụng quy tắc ''không có điện thoại'' hoặc quy tắc ''điện thoại im lặng''. Khi làm vậy, mọi người sẽ thấy bạn là người đang quan tâm đến những gì họ đang nói. Điều này sẽ khiến họ lắng nghe những phản hồi của bạn. Từ đây sẽ tạo nền tảng cho những mối quan hệ bền chặt.

Tường Vy (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-eq-cao-de-thang-tien-noi-cong-so-nho-nam-giu-7-nguyen-tac-song-con-nay-172240925154751348.htm