Người 'gác' bản Ma Seo Chứ và chuyện chưa từng kể

Trong ngày đầu đặt dấu mốc đổi thay của dân tộc khi cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, liên hệ với anh Ma Seo Chứ - Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, tỉnh Lào Cai, anh hồ hởi chia sẻ, xã Nậm Lúc, xã Bản Cái và xã Cốc Lầu vừa được sáp nhập thành xã Cốc Lầu mới. 'Bà con mình vui lắm, ai cũng tin tưởng rằng sau sáp nhập, xã mình sẽ phát triển hơn, cuộc sống dân bản sẽ ngày một ấm no, đầy đủ hơn.', anh nói.

Kho Vàng đang dần “hổi sinh”

Vậy làđã gần một năm trôi qua kể từ ngày cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, càn quét các tỉnh miền núi phía Bắc. Thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, tỉnh Lào Cai cũng từng là tâm điểm củatrận sạt lở đất nghiêm trọng. Thế nhưng, chính vào thời khắc sinh tử ấy, một phép màu đã xảy ra nhờ quyết định dứtkhoát, “thần tốc” của trưởng thôn Ma Seo Chứ.

Vào đầu tháng 9 năm 2024, khi mưa lớn trút xuống không ngừng. Trực giáccủa người sống lâu năm với núi rừng khiến anh Chứ bồn chồn, không yên. Cảm giác sợ trôimất nhà, mất bản cứ ập đến ngày một rõ ràng hơn khi anh chứng kiển cảnh nhàđiều hành của nhà máy thủy điện Đông Nam Á ngay đối diện bên sông bị núi sạt lởvà vùi lấp hết.

17 lán tạm đã giúp 115 con người thoát khỏi nguy hiểm của thiên tai vào tháng 9/2024. (Ảnh: NVCC).

Lo sợ, anh cùng các thanh niên trong thôn chia ra, đi kiểm tra toàn bộ khu vực thôn thì phát hiện ra một vết nứt rộng khoảng 30cm và kéo dài có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Lúc đó, do ảnh hưởng mưa lũ, điện và sóng điện thoại ở khu vực thôn đều bị mất. Không thể liên lạc ra bên ngoài xin ý kiến chỉ đạo của chính quyền xã và Chi bộ thôn Kho Vàng, anh Chứ đã bàn bạc với các đảng viên cao tuổi sinh sống trong xóm cùng đưa ra biện pháp đưa người dân đến nơi an toàn. Ý kiến của anh được tán thành. Họ nhanh chóng triệu tập thanh niên, trai tráng trong thôn đến để chia nhau mỗi người một việc trong tình thế nguy cấp.

"Từ lúc phát hiện đến khi mọi người an toàn đến nơi lập lán trại chỉ khoảng 8 tiếng đồng hồ. Đến 16 giờ cùng ngày, tất cả 115 người dân đã đến nơi an toàn. Không ngờ ngay trong đêm đó, tại thôn Kho Vàng, đất đá bắt đầu đổ xuống vùi lấp 7 ngôi nhà" - anh Chứ nhớ lại.

May mắn 115 người đã tản cư an toàn. Không ai bị thương. Không một sinh mạngnào mất đi. Câu chuyện ấy đến nay vẫn được người dânKho Vàng nhắc lại như một kỳ tích và người không thể không nhắc tới đó là anh Ma Seo Chứ.

Khu tái thiết thôn Kho Vàng đáp ứng chỗ ở lâu dài cho 40 hộ gia đình đã khánh thành ngày 22/12/2024. (Ảnh: NVCC).

Mộtnăm sau ngày định mệnh ấy,Kho Vàng đang dần “hôìsinh”. Nhịp sống bình yên trởlại. Những nếp nhà mới được dựng lên giữa màu xanh của núi đồi. Người dân đayễn tâm quay lại với công việc thường ngày, chăm sóc nương rẫy, trồng ngô,trồng lúa. “Hiện nay thôn có 86 hộ. Bà con ổn định hơn trước rồi. Có mất mát,nhưng cũng có hy vọng. Chỗ ở của bà con được hình thành mới tại khu tái địnhcư được xây dựng khang trang trên hai quả đồi, rộng hơn 2,5 héc ta. Nơi đây gần trục đường giaothông chính, sát trường mầm non và trụ sở UBND xã Cốc Lầu, thuận tiện và đầy đủ hơn nhiều so với nơiở cũ.Mỗi căn hộ trong khu tái định cư có diệntích hơn 200 mét vuông, kèm theo các công trình phụ trợ thiết yếu, đảm bảo điêùkiện sống lâu dài cho người dân”, - anh Chứ chiasẻ.

Giờ đây, khi mùa mưa bão lại về, anh Chứ lại tiếp tụcbăng rừng, kiểm tra địa chất, cảnh báo sớm những khu vực có nguy cơ sạt lở đểbà con chủ động phòng tránh. Vẫn dáng người ấy, vẫn ánh mắt kiên định ấy, anh lặnglẽ làm người “gác bản”, âm thầm bảo vệ sự bình yêu cho dân làng.

Việcbản, việc dân -tay anh lo cả

AnhChứ không chỉ là Trưởngthôn, mà còn là người bạn, người anh em, người đồng hành thân thiết của bà con dân tộc Mông, dân tộc Dao. Anh luôn trăn trở việc vận động xóa đói giảm nghèo cho bà con, kiên trì tuyên truyền pháp luật, thuyếtphục từng hộ dân từ bỏ hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bằng sự kiên trì và trách nhiệm.

Nói vềcái duyên trở thành Trưởng thôn, anh bảo, ngày trước nhà nghèo lắm. Bố mẹ sinhtới chín người con, cuộc sống cả gia đình chỉ trông vào nương rẫy, đủ ăn quangày đã là may. Nhưng dù nghèo khó, anh vẫn may mắn được bố mẹ cho đi học đến hết lớp 9, điều mà không phải bạn bè cùng trang lưánào cũng có được lúc bấy giờ.

Ngaytừ khi còn trẻ, anh đã tích cực tham gia công việc chung của bản. Từng làm Thôn đội trưởng rồi Bí thư Chi đoàn thôn, những công việc tuy nhỏ nhưng góp phầngiữ nề nếp, kết nối bà con trong thôn. Năm 2019, được bà con tin tưởng tín nhiệm, anh được bầu làm Trưởng thôn Kho Vàng.

Mặc dù nhận nhiệm vụ khi tuổi đời còn trẻ nhưng anh Chứ nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tích cực học hỏi, quyết tâm làm tròn trách nhiệm. Anh luôn chủ động tham gia các lớp tập huấn,hoạt động tình nguyện, đặc biệt là công tác tuyên truyền pháp luật cho bà con.Mỗi khi xã có văn bản gửi xuống, anh lại đích thân mang thông tin tới từng hộdân, kiên nhẫn giải thích từng nội dung để bà con dễ hiểu, dễ nhớ.

Anh Ma Seo Chứ tại khu tái thiết mới của thôn Kho Vàng (Ảnh: NVCC).

Hàngtháng, anh đều cố gắng duy trì ít nhất một buổi họp thôn. Những buổi họp nàythường xoay quanh các vấn đề như tảohônvà hôn nhân cận huyếtthống - những hủ tục vẫn còn âm ỉ tồn tại nơi vùng cao, nhất là vơíđồng bào người Mông. Gặptrường hợp văn bản khẩn, anh không ngần ngại triệu tập họp ngay trong ngày để bà con kịp thơìnắm bắt.

Thếnhưng, việc tuyên truyền không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ở Kho Vàng, nhiêùngười dân vẫn chưa biết chữ, không thông thạo tiếng phổ thông dẫn đến việc tiếp cận các chính sách, quyđịnh của Nhà nước gặp trở ngại, khi đó anh chọn cách tổ chức họp trực tiếp để phổ biến bằng lời nói. Vưàgiải thích cặn kẽ, vừa tranh thủ giải đáp thắc mắc để bà con nắm rõ và thựchiện đúng.

Cácnhóm người Dao và người Mông sống rải rác, không tập trung, nên việc đi lạituyên truyền khi đó cũng rất khó khăn. Về sau, khi đời sống khá hơn, nhiều hộ đãsắm được điện thoại thông minh, anh liền lập một nhóm Zalo chung cho cả thôn.Từ đó, bất cứ khi nào có thông báo, công văn hay thủ tục cần phổ biến, anh đêùcập nhật kịp thời, giúp thông tin đến với bà con nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Đểviệc tuyên truyền hiệu quả hơn, anh và các đảng viên trong thôn còn sử dụng nhiều hình thức như treo băng rôn,khẩu hiệu dọc các trục đường chính, quanh nhà văn hóa. Tuy nhiên, do nhà vănhóa nằm gần khu người Dao (có loa phát thanh) còn khu người Mông lại chưa được lắp đặt hệ thống này, nên việc truyền thông không khỏi gặp khó.Trước thực tế đó, anh Chứ phải tìm cách tiếp cận phù hợp hơn.

“Nhiêùhộ người Mông theo đạo Tin Lành, hay tổ chức lễ tại nhà. Mình tranh thủ dịp đóghé qua, vừa thăm hỏi, vừa trò chuyện nhẹ nhàng. Không áp đặt, chỉ chia sẻ đểbà con hiểu thêm. Mình cứ chân thành thì bà con cũng lắng nghe, rồi gật gù, dầndần cũng thay đổi,” anhnói.

Con đường dẫn vào thôn Kho Vàng cũ, uốn lượn dọc theo bờ sông, nơi có nhiều hộ gia đình dân tộc Mông và Dao sinh sống. (Ảnh: NVCC).

Bên cạnh đó, anh Chứ còn là thành viên tích cực trongTổ hòa giải của thôn. Anh nhớ có lần hai hộ dân xảy ra mâu thuẫn vì tranh chấpđất đai, lời qua tiếng lại khiến không khí trở nên căng thẳng. Anh cùng cácthành viên Tổ hòa giải kiên nhẫn đếntừng nhà, lắng nghe cả hai bên, rồi phân tích thiệt hơn, đúng sai. “Phải mấtgần hai tiếng đồng hồ giải thích cặn kẽ, để ai cũng hiểu rõ ràng. Cuối cùng,hai bên chịu ngồi lại, đồng ý chờ chính quyền xã xuống đo đạc, cắm mốc lại đấtcho minh bạch,” anh kể.

Vơíanh, mỗi lần hòa giải thành công là một lần giúp bà con giữ được hòa khí, tránhchuyện xô xát không đáng có. “Mình không bênh ai, chỉ nói đúng sai cho rõ. Quantrọng là giữ được tình làng nghĩa xóm,” anh tâm sự.

NgươìMông ở Kho Vàng cũng có những phong tục riêng, nhất là trong tang lễ. Trướckia, khi có người mất, gia đình thường để thi hài trong nhà tới 48 tiếng mơíchôn cất, theo tập tục truyền thống. Nhưng giờ đây, thói quen ấy đã dần thayđổi. Nhờ được tuyên truyền nhiều lần, bà con đã hiểu hơn về vệ sinh môi trường,sức khỏe cộng đồng nên hầu hết các gia đình đều tổ chức mai táng sau một ngày.

“Giờcòn rất ít nhà để lâu như trước nữa. Mình không cấm, nhưng giải thích để bà con tự thấy nên thay đổi.”, vị Trưởngthôn trẻ nói.

Làmtrưởng thôn, công việc không lúc nào dứt. Việc thôn, việc dân, rồi những chuyệnđột xuất, lớn nhỏ gì cũng đếntay. Có những lúc mệt mỏi, áp lực chồng chất, con cái thì nhỏ, nhiều khi anh nghĩ hay thôi nhưng rồi được vợ động viên. “Mình lại nghĩ nếu mình nghỉ, ai lo cho bản. Mình còn khỏe,còn nói được tiếng dân, thì còn làm.”, anh trải lòng.

Lãnh đạo Tỉnh đoàn Lào Cai trao tặng giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" cho Trưởng thôn Ma Seo Chứ. (Ảnh: NVCC).

Khôngchỉ tuyên truyền pháp luật hay đứng ra hòa giải mỗi khi trong thôn có mâuthuẫn, anh Chứ còn nắm rất sát tình hình sản xuất của bà con. Vào mùa vụ, anhthường xuyên đi nhắc nhở, vận động mọi người chủ động phòng bệnh cho cây trồng,vật nuôi. Có thời điểm dịch bệnh xuất hiện, anh lại hướng dẫn bà con cách chọnthuốc trừ sâu, phân bón, nước tưới cho hợp lý. Đến mùa mưa, anh lại nhắc mọingười khử trùng chuồng trại để phòng dịch, giữ vệ sinh môi trường.

“Mìnhkhông phải cán bộ nông nghiệp đâunhưng học được gì từ mấy lớp tập huấn thì cốgắng nói lại cho bà con dễ hiểu.”, vị trưởng thôn trẻ nói. Với anh, giữ cho nương xanh, ruộng sạch,trâu bò khỏe cũng là một cách để dân bản sống tốt hơn, bền vững hơn. Vì lo chodân, đâu cứ phải chuyện lớn. Đôi khi, chỉ cần có mặt đúng lúc, nói được tiếnglòng của bà con, là đủ.

Với những nỗ lực và đóng góp của mình cho cộng đồng, anh Ma Seo Chứ được trao tặng giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" và là gương điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024. Anh cũng được tuyên dương tại Lễ tuyên dương thanh niên DTTS tiêu biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2024 và nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì thành tích xuất sắc trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão Yagi năm 2024.

Thanh Hà

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/nguoi-gac-ban-ma-seo-chu-va-chuyen-chua-tung-ke.html