Người tiên phong ở bản Hà Lệt

Đến bản Hà Lệt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa) hôm nay, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi sắc thay da từng ngày của một bản làng người đồng bào dân tộc Vân Kiều trước đây vốn rất khó khăn về mọi mặt. Người được coi là có vai trò quan trọng trong quá trình đổi thay đó của bản chính là Trưởng bản Hồ Năng.

Kỳ 2: 'Thay da đổi thịt' nơi vùng đất khó

Thay đổi cuộc sống nhân dân, những biện pháp quyết liệt, mang tính đồng bộ của cấp ủy, chính quyền xã Tủa Sín Chải (huyện Sìn Hồ) được triển khai, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, tiếp thêm sinh lực cho 'miền khó' - Tủa Sín Chải.

Hồ Văn Mắt - 'Điểm tựa' của bản làng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ba Nang (huyện Đakrông) Hồ Văn My e dè khi chúng tôi đề nghị đi thôn Sa Trầm gặp Bí thư Chi bộ thôn Hồ Văn Mắt (tên thường gọi thân mật là Hồ Mắt). 'Đường từ đây lên Sa Trầm khá xa, lại khó đi, không đi được bằng ô tô. Hay là để tôi gọi điện bảo Hồ Mắt về đây cho nhà báo gặp nói chuyện' - anh My đề nghị. 'Đường khó thì càng phải đi tận cơ sở để biết được cái khó khăn, vất vả của người dân, càng phải đến để xem những việc Hồ Mắt làm với dân bản, để hiểu rõ vì sao anh được dân bản tin yêu coi là 'điểm tựa' của bản làng' - chúng tôi đáp lại lời anh My và quyết tâm lên đường.

Thủ lĩnh Hà Nhì nơi ngã ba biên giới

Ở miền biên viễn xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé), khi hỏi về ông Sừng Sừng Khai, ở bản A Pa Chải không ai không biết, và ví ông như một thủ lĩnh người dân tộc Hà Nhì. Trong quá trình công tác hay khi trở về phát triển kinh tế gia đình, ông Khai luôn là người tiên phong đi đầu; tạo ra những giá trị tích cực, truyền cảm hứng lan tỏa tới cộng đồng. Sự đóng góp của ông đã góp phần không nhỏ thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì nơi cực Tây Tổ quốc.

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337: Phát huy hiệu quả mô hình bộ đội giúp đỡ dân bản

Những năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (Quân khu 4) đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Miền Trung thiệt hại nặng nề do bão và mưa lũ

Cập nhật thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) đến 17 giờ ngày 28-10, các tỉnh miền Trung đã sơ tán số lượng lớn người dân để tránh thiệt hại do bão số 6 và mưa lũ sau bão.

Nhịp sống mới ở Tân Sơn

Phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng, từ một bản làng nghèo khó, những năm qua bộ mặt nông thôn ở bản Tân Sơn có bước chuyển mình mạnh mẽ, dân bản chịu thương, chịu khó canh tác, sản xuất, cùng nhau đoàn kết xây dựng nếp sống mới.

Những người 'đi trước' ở Vĩnh Ô

Sau khi được người quen giới thiệu 2 tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình và có nhiều đóng góp đối với xã hội là anh Hồ Văn Tốt (sinh năm 1973), Bí thư chi bộ, người có uy tín, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp thôn Cây Tăm và chị Hồ Thị Hiếu (sinh năm 1989), Trưởng thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tôi lập tức lên đường.

Tiên phong hiến đất làm đường

Đối với người nông dân, 'tấc đất tấc vàng', nhưng vì lợi ích chung, với mong muốn góp sức đổi thay quê hương, trên địa bàn thành phố Lai Châu có nhiều cá nhân, gia đình tự nguyện thực hiện nghĩa cử đẹp ấy. Và, ông Sẻ Văn Sư, dân tộc Giáy ở bản Nậm Loỏng 1 (phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu) là một tấm gương như thế!

'Người khác họ' nặng lòng với dân bản

Trên hành trình về với dân bản vùng cao huyện Đakrông, chúng tôi được nghe nhiều lời trìu mến về một người phụ nữ đã chọn huyện miền núi này làm quê hương thứ hai và đang nỗ lực hết mình vì sự tiến bộ, hạnh phúc của phụ nữ, đặc biệt là chị em dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Chị cũng là 'thủ lĩnh' thúc đẩy hoạt động nhiều mô hình, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên các bản làng xa xôi. Chị là Nguyễn Thị Ty, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông, là một điển hình được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen trong phong trào 'Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc' năm vừa qua.

Đảng viên Lù Thị Sợi nêu gương sáng

Gương mẫu, nhiệt tình, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của chi bộ, địa phương và thực hiện thành công mô hình kinh tế tổng hợp, đảng viên Lù Thị Sợi (45 tuổi ở bản Chang, xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn) trở thành tấm gương tiêu biểu để đảng viên, quần chúng nhân dân học tập, noi theo.

Cặp đôi được đẩy thuyền nhiều nhất Đi giữa trời rực rỡ công khai

Một cặp đôi được khán giả đẩy thuyền sẽ thành đôi trong Đi giữa trời rực rỡ phần 2?

Đoàn kết bản làng, giữ bình yên trên biên giới

Những năm gần đây, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các bản làng thuộc huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Bà con nơi đây trở thành chỗ dựa vững chắc cho các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an giữ vững an ninh trật tự trên biên giới.

Chuyện về người có uy tín trẻ tuổi ở A Ngo

Ngôi nhà của Hồ Văn Ôi (sinh năm 1982) nằm cạnh dòng suối Đakrông trong trẻo. Tuy mới 42 tuổi nhưng anh Ôi đã được bà con trong thôn A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông bầu là người có uy tín của thôn từ năm 2020. Tuổi còn trẻ nhưng uy tín của Hồ Văn Ôi đối với bà con người Pa Kô của thôn A Ngo không hề 'trẻ' chút nào.

Hóa ra đây mới là cặp đôi mà khán giả muốn thấy ở 'Đi Giữa Trời Rực Rỡ'

Trên phim 'Đi Giữa Trời Rực Rỡ', Chải và Pu đã chính thức thành một cặp nhưng khán giả thực ra lại mong Chải nên duyên với cô chủ shop Ngọc Ngà, dù nhân vật này chỉ xuất hiện trong vài tập.

Kỳ 2: Cuộc sống ấm no - Gia đình hạnh phúc

Những ngày tháng tăm tối, đói nghèo ở bản Pan Khèo dần lui vào dĩ vãng, khói thuốc phiện chỉ còn trong ký ức của mỗi người dân. Cuộc sống no ấm đã hiện diện, giúp mỗi gia đình có thêm nhiều niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc nhân đôi.

Bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu, làm kinh tế giỏi

Với 15 năm làm bí thư chi bộ, trưởng bản, anh Thao Văn Vư, sinh năm 1981, người dân tộc Mông ở bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn (Mường Lát) luôn được bà con trong bản và cán bộ xã tín nhiệm. Mọi người biết đến anh không chỉ là sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, mà còn là người gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, thoát nghèo vươn lên làm giàu tại quê hương.

Pan Khèo vươn mình

Cách đây hơn 20 năm, ở bản vùng cao Pan Khèo (xã Thèn Sin, huyện Tam Đường), cây thuốc phiện được người dân trồng rất nhiều, có những thời điểm còn nhiều hơn cây lúa, cây ngô. Cả người già, người trẻ trong bản chân co, chân duỗi bên bàn đèn, không màng chuyện làm ăn; cả bản chìm đắm trong khói thuốc phiện. Nhưng nay đã khác, Pan Khèo thực sự vươn mình.

'Điểm tựa' biên cương (Bài cuối): Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

'Thế trận lòng dân' là yếu tố quan trọng, quyết định hình thành sức mạnh chính trị, quân sự, quốc phòng to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Kế thừa truyền thống của ông cha, trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, lực lượng biên phòng Thanh Hóa đã xây dựng được 'thế trận lòng dân' nơi biên cương ngày càng vững chắc, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Gieo hạt ngọc, gặt ấm no trên đỉnh Giăng Màn

Từ những nhóm người du canh, du cư, sống trong hang đá trên núi cao, người Chứt ở tỉnh Quảng Bình đã định cư thành các bản làng nhộn nhịp đông vui dưới chân dãy Giăng Màn, biết thâm canh lúa nước, làm vườn, chăn nuôi phát triển kinh tế. Các chương trình mục tiêu quốc gia đã tạo cơ hội, động lực để cộng đồng Chứt vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Quan tâm sinh kế cho người dân các dự án di dân tập trung

Cùng với triển khai các dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư vùng bị ảnh hưởng thiên tai, tỉnh Quảng Trị đã và đang tranh thủ các nguồn lực, tích cực triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất. Từ đó, tạo sinh kế bền vững, giúp người dân an cư, lạc nghiệp khi đến nơi ở mới.

Đồn Biên phòng Quang Long phối hợp tổ chức 547 lượt tuần tra, bảo vệ biên giới

Từ đầu năm đến nay, Đồn Biên phòng Quang Long phối hợp tổ chức 538 lượt tuần tra, quan sá, bảo vệ biên giới, với 2.909 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia.

Xây dựng biên giới lòng dân vững chắc

Ðảng và Nhà nước ta luôn xác định biên giới quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân.

Phụ nữ Biên phòng Đắk Lắk tích cực hỗ trợ giúp đỡ nhân dân biên giới

Ngày 17/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức gặp mặt cán bộ, hội viên Phụ nữ trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010-20/10/2024).

Họp mặt kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chiều 17/10, Hội phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024) và 14 năm Ngày phụ nữ Viêt Nam. Dự buổi họp mặt có Đại tá Nguyễn Trìu Mến – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

'Điểm tựa' biên cương (Bài 1): Khi 'nhà' có đảng viên

Trong cuộc sống, ai cũng cần có một 'điểm tựa'. Đối với người dân vùng biên cương, 'điểm tựa' ấy không đơn thuần là vật chất mà còn là tình cảm thiêng liêng của tình quân - dân thắm thiết. Tựa vào nhau tạo nên thế trận lòng dân vững chãi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Bước đột phá về công tác cán bộ ở Hà Tĩnh: Tạo nguồn cán bộ trong Đảng

Câu chuyện lập bản, rồi xây dựng, phát triển Đảng ở Rào Tre là điển hình cho chủ trương của BCH Đảng bộ Hà Tĩnh về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, phải gần dân, hiểu dân và tạo nguồn từ cơ sở.

Đảng viên trẻ dân tộc Chứt ở Quảng Bình tiên phong thoát nghèo

Trong các bản làng dân tộc Chứt ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có nhiều đảng viên trẻ tiên phong thoát nghèo, là tấm gương để đồng bào học tập. Đây là những nhân tố tích cực, điển hình giúp đồng bào thay đổi tư duy, nhận thức, vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc ở vùng cao.

Kỳ 3. Ngọn cờ của người La Hủ

Ở xã vùng cao, biên giới Pa Ủ này, người như anh Pờ Lò Hừ không chỉ là người nổi tiếng mà còn là một biểu tượng. Bà con nhìn anh với ánh nhìn ngưỡng mộ, thán phục và tuyệt đối tin tưởng. Lời anh nói, cách anh làm như như ngọn cờ tiên phong, ánh sao sáng trên đỉnh núi, cần mẫn, hàng giờ chỉ lối cho bà con nơi đây thoát kiếp lang thang, đói nghèo và lạc hậu.

'Cầu nối se duyên' đẩy lùi hôn nhân cận huyết thống ở bản Rào Tre

Từ mô hình 'Cầu nối se duyên' nhiều đôi bạn trẻ đã kết duyên vợ chồng, qua đó góp phần từng bước đẩy lùi tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào dân tộc Chứt (bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

Nan giải 'bài toán' sinh kế cho người Khơ Mú ở Chẳm Puông: (Bài cuối) Tin vào tương lai

Bản Chẳm Puông như một 'nốt lặng' nơi cuối rừng Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An). Tuy nhiên, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương này đã và đang nỗ lực hết mình giúp Chẳm Puông vươn lên, để những người Khơ Mú nơi đây không bị bỏ lại phía sau.

Người lính biên phòng mang mùa vàng no ấm đến dân bản

Thực hiện phương châm 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt', thời gian qua, Thiếu tá Nguyễn Văn Bằng, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Hướng Phùng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị luôn kiên trì bám dân, bám bản, triển khai nhiều chương trình giúp đỡ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Bình yên dưới chân núi Tả Ló San (bài 2)

Bài 2: Cuộc sống mới nơi biên cươngĐBP - Nắng chiều đổ bóng trên những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, những cánh rừng xanh ngút ngàn, cùng với nụ cười rạng rỡ luôn thường trực trên môi mỗi con người nơi đây đã tạo nên bức tranh miền biên viễn bình yên đẹp say đắm lòng người. Cuộc sống của người Hà Nhì ở Tả Ló San đang 'thay da đổi thịt', khấm khá lên từng ngày.Bài 1: Lặng lẽ bám biên

Những đảng viên dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Không chỉ tiên phong, mẫu mực trong mọi công việc, các đảng viên dân tộc thiểu số của huyện Sìn Hồ còn vượt khó, dám nghĩ, dám làm trong xóa đói, giảm nghèo, trở thành tấm gương sáng để người dân noi theo.

Chuyện sau khi dân bản Mường Nhé học nghề

Mường Nhé là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Điện Biên, với đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Người dân nơi đây chủ yếu chăn nuôi, làm nương rẫy theo truyền thống nên không hiệu quả.

Thêm nguồn lực phát triển chăn nuôi đại gia súc

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX; với tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Mường Tè đưa ra định hướng chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại liên kết nhóm hộ với doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững đến người dân. Từ đó, đưa chăn nuôi đại gia súc trở thành động lực để phát triển kinh tế.

Đổi thay trên bản tái định cư của đồng bào biên giới sau trận lũ quét lịch sử

Bản Sắt là bản nhỏ của xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bị lũ quét gây thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2020. Người dân bản Sắt hôm nay vào sống trong khu tái định cư vừa được xây dựng khang trang, bà con yên tâm ổn định cuộc sống.

Gương sáng ở Sẻ Sáng

Trẻ về tuổi đời nhưng đầy tâm huyết, trách nhiệm với công việc, gắn bó với nhân dân, anh Lý A Sâu - Bí thư Chi bộ bản Sẻ Sáng, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã dẫn dắt, khéo léo tập hợp, đoàn kết đảng viên và nhân dân chung tay xây dựng bản làng ngày càng đổi mới, phát triển.

Mong muốn duy nhất của hàng trăm hộ dân bên con suối dữ

Những cây cầu tạm cứ dựng lên rồi lại bị lũ cuốn trôi, nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân ở bản Diềm (Con Cuông, Nghệ An) chỉ có cùng một mong muốn, đó là cây cầu kiên cố bắc qua con suối, cho cuộc sống của họ bớt phần vất vả.

Ông Hồ A Keng - Tấm gương tận tụy vì bản làng ở xã Thuận

Ông Hồ A Keng là người dân tộc Vân Kiều, hiện đang cư trú tại thôn Thuận 2, xã Thuận, huyện Hướng Hóa luôn gương mẫu, đi đầu trong công tác vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo tại địa phương.

Nâng cao đời sống tinh thần, tuyên truyền chính sách đến bà con đồng bào dân tộc

Bên cạnh nâng cao đời sống tinh thần, chiếu phim lưu động còn tuyên truyền các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Người bác sĩ Pa Kô tận tâm với dân bản

'Thầy thuốc như mẹ hiền' - lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn được bác sĩ người Pa Kô Trần Văn Thiện, Trạm trưởng Trạm Y tế xã A Vao, huyện Đakrông khắc sâu trong tâm suốt gần ba mươi năm gắn bó với nghề y của mình. Ở vùng đặc biệt khó khăn này, mỗi việc làm của bác sĩ Thiện đều chạm vào trái tim của những ai tiếp xúc với ông. Đó là sự gần gũi, ân cần, chu đáo, thương yêu người bệnh và người nhà bệnh nhân như anh em ruột thịt, tận tâm, tận hiến với Nhân dân...Tấm gương của bác sĩ Thiện đã góp phần lan tỏa phong trào thi đua trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân ở rẻo cao Quảng Trị.