'Người gánh nước thuê' vào đề thi thử môn Ngữ văn
Truyện ngắn 'Người gánh nước thuê' của nhà văn Võ Thị Hảo được dùng làm ngữ liệu cho đề thi thử môn Ngữ văn của một trường trung học phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh.



Toàn bộ đề thi thử môn Ngữ văn.
Gợi ý đọc hiểu
Câu 1. Một phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hình ảnh nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh bên bức điêu khắc Cả nước ra trận.
Câu 2. Những dấu hiệu nổi bật về hình thức thể hiện trong văn bản: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ in đậm, chữ in nghiêng.
Câu 3. Ý nghĩa của câu: "… tướng Nava thua ở Điện Biên Phủ chính là thua chiếc xe đạp thồ": Chiếc xe đạp thồ - sáng tạo vĩ đại của người dân Việt Nam. Chiếc xe đạp thồ - biểu tượng cho sức mạnh, sự đoàn kết, ý chí quyết thắng, tinh thần không khuất phục của quân dân Việt Nam trước kẻ thù trong kháng chiến. Tướng Nava thua ở Điện Biên Phủ - chính là thua sự sáng tạo, tinh thần không khuất phục, ý chí quyết thắng, sức mạnh đoàn kết của quân dân Việt Nam.
Câu 4. Thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản: Ca ngợi sự sáng tạo của nhân dân trong kháng chiến. Khẳng định sức mạnh của ý chí, tinh thần đoàn kết, tinh thần không khuất phục của dân tộc ta trong kháng chiến chống Pháp. Tự hào trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Biết ơn đối với các thế hệ đi trước.
Câu 5. Học sinh trình bày ngắn gọn quan điểm của bản thân về sức mạnh của sự sáng tạo trong cuộc sống. Có thể trình bày theo một số gợi ý sau: Phát huy năng lực nội tại để phát triển bản thân. Thước đo để khẳng định giá trị, bản lĩnh, bản sắc. Đem lại trải nghiệm phong phú, giảm bớt mọi buồn tẻ. Góp phần tạo nên một đất nước giàu mạnh, một xã hội phát triển tốt đẹp, văn minh.
Đoạn nghị luận xã hội
Tinh thần tương thân, tương ái là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ và sự giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
Nhiều bạn trẻ đã phát huy được tinh thần tương thân, tương ái của bản thân dành cho đồng bào(mùa lũ, giọt máu cứu người…); tinh thần tương thân, tương ái giúp tuổi trẻ hoàn thiện các kĩ năng, phát triển, trưởng thành, khẳng định được bản lĩnh, nhân cách, bản sắc, năng lực của bản thân; đem lại trải nghiệm phong phú góp phần tạo nên một xã hội phát triển tốt đẹp, văn minh, nhân ái.
Câu nghị luận văn học
Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận, giới thiệu về tác giả, tác phẩm (nếu có thông tin).
Thân bài:
Chủ đề: Truyện "Người gánh nước thuê" ngợi ca những tình cảm cao đẹp: tình phụ tử, tình người, lòng nhân ái, niềm hy vọng. Nhà văn bày tỏ niềm trân trọng, cảm thông, xót xa trước số phận của những kiếp người nhỏ nhoi trong xã hội.
Nghệ thuật: Kể chuyện theo ngôi thứ ba với điểm nhìn chủ yếu của người kể chuyện.
Truyện kể theo trật tự thời gian tuyến tính nhưng đan xen nhiều chi tiết bất ngờ, lôi cuốn người đọc.
Xây dựng nhân vật: Nhân vật được tô đậm ở ngoại hình với những chi tiết mang tính biểu tượng, khắc họa qua ngôn ngữ đối thoại và lời kể, tả của người kể chuyện.
Giọng điệu khách quan, có phần lạnh lùng khi trần thuật, nhưng ẩn giấu đằng sau là nỗi niềm xót thương dành cho nhân vật.
Ngôn ngữ giản dị, dùng từ tinh tế, chọn lọc. Lựa chọn cả kiểu ngôn ngữ ngọng, nhầm lẫn giữa "n", "1" ở chi tiết cuối truyện gây ấn tượng với người đọc.
Kết bài: Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và chủ đề đã làm nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn "Người gánh nước thuê". Khẳng định tài năng của nhà văn Võ Thị Hảo.