Cách nay 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đặc biệt, chiến thắng này cùng với Hiệp định Genève 1954 là yếu tố quyết định dẫn tới sự kiện giải phóng Thủ đô vào ngày 10-10-1954 - một mốc son chói lọi trong lịch sử ngàn năm văn hiến anh hùng của Thăng Long - Hà Nội.
Hội nghị quân sự Trung Giã được tiến hành từ ngày 4 đến ngày 27-7-1954 tại đồi thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của thực dân Pháp ở Nam Đông Dương. Để ngăn cản cuộc hành quân Átlăng nhằm đánh chiếm, bình định vùng tự do Liên khu V của quân Pháp, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tham mưu đã quyết định lựa chọn Tây Nguyên là một trong bốn hướng tấn công của quân ta trong kế hoạch chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954). Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Khu ủy Khu V, quân và dân Tây Nguyên đã chiến đấu mưu trí và kiên cường, chủ động tấn công quân địch trên toàn vùng, buộc Nava phải điều lực lượng đi đối phó, khiến cho kế hoạch tập trung binh lực của quân xâm lược ngay từ đầu đã bị đảo lộn. Với chiến dịch Bắc Tây Nguyên, quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 'chia lửa' với cả nước, đặc biệt là mặt trận Tây Bắc, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký vào ngày 21/7/1954. Tại hội nghị này, chúng ta đã thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo để các nước lớn công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước. Kết quả đó là một thành công mang tính bước ngoặt của nền ngoại giao Việt Nam, giữa cuộc đua tranh lợi ích tính toán của các nước lớn. Chúng tôi đã phỏng vấn Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam để hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh Hiệp định Genève.
Giáo dục lịch sử truyền thống là trao truyền, tôn vinh, lan tỏa những giá trị cao đẹp của dân tộc, quê hương. Nhận thức sâu sắc việc giáo dục lịch sử truyền thống cho cán bộ đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, thời gian qua, Thành ủy Phủ Lý và các cấp ủy của thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi trọng công tác giáo dục lịch sử truyền thống, qua đó góp phần bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cùng xây dựng ý chí, khát vọng, sự đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hướng tới mục tiêu xây dựng Phủ Lý văn minh, giàu mạnh.
Sáng 10.5, Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội cùng Đoàn Thanh niên Văn phòng Trung ương Đảng, Đoàn Thanh niên Văn phòng Chính phủ, Đoàn Thanh niên Văn phòng Chủ tịch nước đã tham quan trưng bày 'Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt' tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Trong những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7-5/2024).
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, nhân sự kiện Việt Nam long trọng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong những ngày qua, các cơ quan báo chí truyền thông Campuchia đã đăng tải khá nhiều chủ đề bài viết và hình ảnh về sự kiện.
70 năm đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân cả nước. Tầm vóc, ý nghĩa và những bài học đúc rút từ sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng và những bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên giá trị, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta có bước chuyển lớn. Ta càng đánh càng mạnh, giữ thế chủ động trên chiến trường. Địch hoang mang, bị động, lúng túng phải phân tán lực lượng để đối phó với chiến tranh nhân dân của ta, mà nòng cốt là đòn tấn công của bộ đội chủ lực.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một sự kiện lớn, mang tính chất xoay chuyển cục diện thế giới. Sau 'khoảng lùi lịch sử' 70 năm, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn tầm vóc và ý nghĩa của sự kiện này khi đặt nó trong dòng chảy thời gian, phân tích nó trong biện chứng vận động và phát triển của lịch sử.
Chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ luôn là một chương quan trọng trong lịch sử, không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới, theo các chuyên gia quốc tế nhận định.
Cứ điểm Điện Biên Phủ lọt thỏm trong cánh đồng Mường Thanh với bốn bề là núi non vây quanh như tường thành, chỉ nhìn vào đó thôi đã thấy bộ máy chiến tranh của thực dân của Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ chuyên nghiệp, khôn ngoan đến mức nào. Nhưng sự chủ quan về một pháo đài 'bất khả xâm phạm' trong Kế hoạch Nava đã nhận lấy thất bại thảm hại trước tinh thần quật cường, ý chí mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trước sự thôi thúc về nhu cầu giải phóng giành độc lập, tự do.
Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, quân và dân Việt Nam đã lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đập tan Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - 'pháo đài bất khả xâm phạm', niềm kiêu hãnh của quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Chiến thắng này không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc ta mà còn có tầm vóc thời đại sâu sắc, bởi nó đã viết nên trang lịch sử 'bằng vàng' cho dân tộc Việt Nam.
70 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024) là chiến thắng vĩ đại đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX. Đây là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử... Ý nghĩa, tầm vóc, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hơn 70 năm trôi qua, những người tham gia đánh bại chiến dịch Át-lăng của thực dân Pháp năm nào, nhiều người đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến hoặc đã về với ông bà, tổ tiên; một vài người còn sống đều đã bước qua tuổi 90, như Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh, đại tá Phan Đắc Tổng, nguyên Giám đốc Công an tỉnh…
Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ngày 06/5/2024, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm tư liệu 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại'...
Cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực đân Pháp của dân tộc ta, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', thể hiện sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại to lớn.
70 năm đã trôi qua nhưng qua các hình ảnh, thước phim tư liệu quý giá, chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' đã trở thành kim chỉ nam để các thế hệ mai sau tiếp bước.
Ngày 7/5/1954, lá cờ 'Quyết chiến - Quyết thắng' của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, anh dũng của quân, dân ta.
'Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định chân lý vĩ đại: Một dân tộc bị áp bức, quyết tâm đoàn kết chiến đấu vì độc lập và tự do theo đường lối đúng đắn nhất định có đầy đủ khả năng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Đó là quy luật của lịch sử trong thời đại ngày nay' (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh trên chiến trường Đông Dương. Chiến thắng ấy bắt nguồn từ một quyết định quan trọng, ra đời tại Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ngày 6/12/1953. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mảnh đất ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có vai trò và dấu ấn vô cùng quan trọng, là nơi ra đời những quyết sách mang tính bước ngoặt. Đặc biệt, địa chỉ đỏ này cũng chính là nơi khởi nguồn của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cách đây 70 năm, quân dân ta chiến đấu anh dũng, đánh thắng thực dân Pháp, làm nên Chiến thắng Điện Biên chủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm qua vốn đã đầy ắp những sự kiện, nhưng nó càng trở nên phong phú, sinh động hơn bởi trong đó chứa đựng một chiến công chói lọi - Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Có thể mạnh dạn nói rằng, trong lịch sử hiện đại của dân tộc ta, khó có sự kiện lịch sử nào sánh được với trận Điện Biên Phủ, xét trên nhiều phương diện, từ lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết, nghệ thuật quân sự cho đến cả thơ ca, nhạc họa.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, những vũ khí đặc biệt được quân đội ta sử dụng đã góp phần tạo nên thắng lợi 'chấn động địa cầu'.
Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ nhưng rất anh dũng, hào hùng của quân và dân ta. Chiến thắng này ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sức mạnh thời đại trong thế kỷ XX. Đóng góp vào chiến công chung đó, quân và dân tỉnh Quảng Trị đã bền bỉ kháng chiến, tổ chức những trận đánh lớn, nhỏ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm phá sản âm mưu xâm lược đất nước ta của thực dân Pháp và tay sai...
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lâu dài, gian khổ và vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Cụm từ Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ lung linh tỏa sáng, trở thành biểu tượng sáng ngời đối với các dân tộc thuộc địa trên thế giới, thúc giục nhân loại vùng dậy 'đem sức ta mà giải phóng cho ta'.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Đầu tháng 3/1954, số quân Pháp tập trung tại Điện Biên Phủ là 16.200 người, gồm những đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh, xe tăng, không quân, thuộc loại tinh nhuệ nhất ở Đông Dương. Cả Pháp và Mỹ đều đánh giá Điện Biên Phủ là 'pháo đài bất khả xâm phạm'. Thế nhưng, sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan pháo đài đó, tạo nên một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, đồng thời làm nên chiến thắng 'lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu', tác động mạnh đến phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nước ta, cũng như trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của Chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 chống lại thực dân cũ, có lực lượng quân sự và vũ khí mạnh gấp nhiều lần.
Sáng 6/5, tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Lào ở thủ đô Vientiane, Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Lào tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương và công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước: Việt Nam, Lào và Campuchia.
70 năm rồi nhưng dư âm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024) vẫn còn nguyên vẹn. Có nhiều cách để lý giải điều kỳ diệu này, nhưng theo tôi ngoài ý nghĩa lịch sử vĩ đại 'Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng' (Tố Hữu), chiến thắng ấy còn mang đậm giá trị nhân văn gắn liền với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 6/5, tại Bảo tàng Quân đội Lào ở thủ đô Viêng Chăn, Đảng, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Lào đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên.
Bộ phim tài liệu Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp sẽ cung cấp những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ tới khán giả về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc. Với tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, Đảng bộ và nhân dân Liên khu Việt Bắc đã cung cấp, vận chuyển khối lượng không nhỏ nhân lực, vật lực, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công của ta sử dụng hàng nghìn chiếc xe đạp thồ tự chế để vận chuyển lương thực, đạn dược, vũ khí từ miền xuôi lên.
'Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng' - Tố Hữu. Ngày 7-5-1954 quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc thắng lợi chín năm cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, đánh dấu trang sử mới của dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 của dân tộc Việt Nam được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX.
Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang chín năm cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, anh dũng của quân và dân cả nước ta chống thực dân Pháp xâm lược.
Chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của ý chí vượt qua mọi gian nan, thử thách với niềm tin 'kháng chiến nhất định thắng lợi', mà còn là chiến thắng của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
Tối 5/5, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Thanh Hóa, hậu phương lớn trong 9 năm kháng chiến trường kỳ, kết nối với các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Hà Nội, Kom Tum, Thành phố Hồ Chí Minh qua 4 điểm cầu truyền hình.