Người Thái dựng nhà sàn

Nhà sàn của người Thái ở vùng Tây Bắc là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện tập tục sống, nhân sinh quan được truyền lại nhiều đời. Để dựng nhà sàn, người Thái thường tích trữ gỗ nhiều năm và khi dựng, bà con chọn ngày lành, tháng tốt và huy động dân bản đến giúp.

Theo truyền thuyết của người Thái, thủa khai thiên lập địa Thần Rùa đã dạy người Thái cách dựng nhà sàn để làm nơi sinh sống và tránh thú dữ. Chính vì thế, hình dáng ngôi nhà sàn như mô phỏng lại hình Thần Rùa với phần mái tượng trưng cho mai rùa, bốn cột ở bốn góc tượng trưng cho bốn chân rùa.

Trong cộng đồng người Thái, khi gia đình có con cái trưởng thành, chuẩn bị dựng vợ gả chồng thì gia chủ lại chuẩn bị dựng nhà để cho con ra ở riêng. Khi dựng nhà, yếu tố phong thủy rất được người Thái chú trọng. Họ thường chọn những mảnh đất bằng phẳng, mặt tiền của nhà hướng về phía cánh đồng hoặc sông, suối; mặt hậu của nhà sàn tựa vào núi.

Thông thường, để dựng được một nhà sàn năm gian với diện tích khoảng 50 mét vuông, người Thái phải tích trữ gỗ khoảng 10 năm. Trong thời gian đó, khi gia chủ chọn được những thân gỗ phù hợp để làm cột, xà thì sẽ nhờ thợ mộc đến làm trước. Khi chọn được ngày tốt, gia chủ sẽ mời họ hàng, dân bản đến dựng giúp trong vòng một tuần là hoàn thành ngôi nhà.

Người Thái ở xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La) thường tích trữ gỗ nhiều năm trước khi dựng nhà sàn mới. Các loại gỗ được dùng thường là gỗ lim, đinh, sến, táu... khai khác trên rừng theo quy định của Nhà nước.

Người Thái ở xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La) thường tích trữ gỗ nhiều năm trước khi dựng nhà sàn mới. Các loại gỗ được dùng thường là gỗ lim, đinh, sến, táu... khai khác trên rừng theo quy định của Nhà nước.

Những thợ mộc người Thái ở xã Mường Sang (Mộc Châu – Sơn La) đẽo gọt cột nhà.

Những thợ mộc người Thái ở xã Mường Sang (Mộc Châu – Sơn La) đẽo gọt cột nhà.

Những chiếc đế cột đã hoàn thành chờ dân bản đến dựng nhà sàn.

Những chiếc đế cột đã hoàn thành chờ dân bản đến dựng nhà sàn.

Trong quá trình dựng nhà sàn, người Thái không dùng đinh, ốc vít để kết nối các thanh gỗ với nhau mà dùng hệ thống mộng để kết nối.

Trong quá trình dựng nhà sàn, người Thái không dùng đinh, ốc vít để kết nối các thanh gỗ với nhau mà dùng hệ thống mộng để kết nối.

Thầy mo làm lễ cúng thổ địa để người Thái dựng nóc nhà.

Thầy mo làm lễ cúng thổ địa để người Thái dựng nóc nhà.

Trong quá trình dựng, người Thái thường ghép ngôi nhà sàn thành các vì rồi mới dựng lên và dùng xà ngang kết nối các vì với nhau.

Trong quá trình dựng, người Thái thường ghép ngôi nhà sàn thành các vì rồi mới dựng lên và dùng xà ngang kết nối các vì với nhau.

Quá trình dựng nhà sàn, gia chủ thường huy động khoảng 30 thanh niên trong bản đến giúp sức.

Quá trình dựng nhà sàn, gia chủ thường huy động khoảng 30 thanh niên trong bản đến giúp sức.

Trong quá trình dựng nhà sàn, công đoạn quan trọng nhất là cất nóc nhà. Người Thái quan niệm rằng nóc nhà chính là phần mai Thần Rùa sẽ che chở cho các thành viên trong sinh sống trong nhà sàn.

Trong quá trình dựng nhà sàn, công đoạn quan trọng nhất là cất nóc nhà. Người Thái quan niệm rằng nóc nhà chính là phần mai Thần Rùa sẽ che chở cho các thành viên trong sinh sống trong nhà sàn.

Người Thái còn dùng con quay tạo lực để ghép các thanh gỗ lại với nhau.

Người Thái còn dùng con quay tạo lực để ghép các thanh gỗ lại với nhau.

Công đoạn kết nối các thành xà ngang, xà dọc của ngôi nhà sàn.

Công đoạn kết nối các thành xà ngang, xà dọc của ngôi nhà sàn.

Công đoạn đóng dui, mè cho mái nhà sàn.

Công đoạn đóng dui, mè cho mái nhà sàn.

Trong khi thanh niên đến giúp gia chủ dựng nhà thì chị em trong bản lo chuyện bếp núc, làm cơm đãi khách.

Trong khi thanh niên đến giúp gia chủ dựng nhà thì chị em trong bản lo chuyện bếp núc, làm cơm đãi khách.

Ngôi nhà sàn của người Thái nhìn xa giống hình con rùa chắc chắn và vững chãi. Tuổi thọ của một ngôi nhà sàn gỗ này lên đến hàng trăm năm.

Ngôi nhà sàn của người Thái nhìn xa giống hình con rùa chắc chắn và vững chãi. Tuổi thọ của một ngôi nhà sàn gỗ này lên đến hàng trăm năm.

Công nhận lễ hội Khai Hạ và lịch Tre của người Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn//nguoi-thai-dung-nha-san-179220822161040532.htm