Người Việt không thể bỏ Tết cổ truyền

Theo PGS.TS Lê Quý Đức, Tết cổ truyền mang giá trị thiêng liêng, gắn với tâm thức người Việt nên không thể bỏ được.

Cận Tết, cộng đồng mạng lại dấy lên tranh luận nên giữ hay bỏ Tết cổ truyền với lý do để tránh lãng phí về thời gian, tiền bạc và tăng năng suất lao động.

PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ với Zing.vn xung quanh vấn đề này.

- Thưa PGS.TS Lê Quý Đức, quan điểm của ông thế nào trước ý kiến sáp nhập Tết cổ truyền với Tết Tây để hội nhập?

- Tôi cho rằng hiện tại, chúng ta chưa thể bỏ Tết cổ truyền. Bàn về vấn đề này trước tiên cần đặt ra các câu hỏi: Bỏ Tết ta có lợi gì, giữ lại hại ra sao và nhu cầu xã hội đã cần bỏ chưa?

Những người đề xuất bỏ Tết Âm lịch cho rằng hai kỳ nghỉ gần nhau gây lãng phí thời gian và sức lao động. Tuy nhiên, việc bỏ hay không còn phụ thuộc thời điểm, nhu cầu xã hội, không chứ không chỉ là mong muốn chủ quan của cá nhân nào. Cũng không vì phát biểu của ai đó mà nói bỏ là bỏ Tết.

Để thay đổi một nét văn hóa cần có sự biến đổi về tâm thức, xã hội, điều kiện vật chất… Ví dụ, đám cưới ngày xưa cần 5 lễ là dạm ngõ, vấn danh, ăn hỏi, cưới, lại mặt. Nhưng đời sống hiện đại ngày nay, nhiều người, nhiều nơi đã giảm chỉ còn một đến hai lễ chính.

Đến một lúc nào đó con người thấy chỉ nên có Tết Tây để phù hợp so với toàn thế giới, thuận tiện cho đời sống sinh hoạt, kinh tế, xã hội thì đề xuất bỏ có thể thành hiện thực. Còn câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta chỉ mới “xới” vấn đề để bàn luận mà thôi.

 PGS.TS Lê Quý Đức. Ảnh: Nguyễn Huệ.

PGS.TS Lê Quý Đức. Ảnh: Nguyễn Huệ.

- Lý do nào để việc giữ Tết cổ truyền là cần thiết, thưa ông?

- Tết Âm lịch mang ý nghĩa thiêng liêng, đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam. Tết là ngày mọi thành viên gia đình sum vầy.

Câu cửa miệng “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” vẫn còn giữ nguyên giá trị, là cốt lõi tư tưởng đạo đức của người Việt.

Hiện tại, ngày 20/11 chưa thể thay thế được “mùng ba Tết thầy”. Những ngày cuối tuần trong năm chưa thể thay thế “mùng một Tết cha”, “mùng hai Tết mẹ".

Ở mỗi nền văn hóa, việc tồn tại càng nhiều đời sống sinh hoạt càng phong phú. Ví dụ, ngày lễ Giáng sinh hiện tại không chỉ dành cho những ai theo đạo Thiên chúa, đó còn là ngày của gia đình quây quần. Vậy, tại sao khi chúng ta đang hội nhập các yếu tố đa văn hóa, lại nghĩ đến chuyện bỏ đi ngày Tết truyền thống của dân tộc?

Văn hóa bao gồm cả những giá trị thiêng liêng trong tâm thức. Chừng nào tâm thức còn hướng về những điều chưa thể đổi thay, chưa thể nguôi ngoai thì chúng ta còn lưu giữ.

Bỏ Tết cổ truyền để hội nhập thế giới?

Dưới góc nhìn của một du học sinh nhiều năm ở nước ngoài, Ngô Di Lân cho rằng việc bỏ Tết cổ truyền là điều không nên làm, bởi đây là dịp lễ hiếm hoi để sum họp gia đình, bè bạn.

- Để củng cố cho quan điểm nên bỏ Tết cổ truyền, nhiều người nêu ra trường hợp của Nhật Bản từng sáp nhập hai Tết thành một. Ông nghĩ sao về điều này?

- Nhật Bản từng có ngày Tết cổ truyền như Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên, nhưng đã bỏ từ lâu. Họ có tinh thần “thoát Á nhập Âu”, còn Việt Nam chúng ta vẫn còn đậm chất Á.

- Cũng có ý kiến đề xuất chỉ nên nghỉ Tết Âm lịch 3 ngày, PGS cho rằng có phù hợp?

- Việc nghỉ Tết quá dài ngày cũng gây mệt mỏi nhưng phương án 3 ngày chỉ phù hợp những người làm việc gần nhà, phương tiện đi lại thuận lợi. Những người làm việc ở mọi miền đất nước hay ở nước ngoài thì 3 ngày chỉ đủ để di chuyển.

Hơn nữa, trong tâm thức người Việt, Tết nguyên đán còn là thời gian để nghỉ ngơi, vì vậy cũng chưa thể rút ngắn thời gian. Nếu có, xã hội sẽ dần phải điều chỉnh các biện pháp như dồn ngày nghỉ trong năm thành nghỉ Tết cho người làm việc xa nhà.

Thiếu nữ bên hoa đào ngày xuân. Ảnh: Nguyễn Việt Linh.

Thiếu nữ bên hoa đào ngày xuân. Ảnh: Nguyễn Việt Linh.

- Bảo vệ luồng quan điểm giữ ngày Tết cổ truyền nhưng ông có cho rằng cần có những biện pháp để khắc phục hình ảnh chưa đẹp như nạn cờ bạc, rượu chè, lộn xộn trong lễ hội của “tháng giêng là tháng ăn chơi”?

- Ngày xưa, trong xã hội truyền thống, người dân có cả một kỳ nông nhàn sau những tháng ngày vất vả để đi chơi, là nguồn gốc của câu ca dao “Tháng giêng là tháng ăn chơi / Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè”.

Nhưng ở xã hội hiện đại, trong lúc cả thế giới đang vươn lên và cạnh tranh, chúng ta cứ mải vui ở những lễ hội thì sẽ sớm bị tụt hậu. Điều này cần sự quản lý chặt chẽ ở những cơ quan, xí nghiệp, công sở… Chúng ta cũng có thể xem xét bỏ bớt những lễ hội không còn phù hợp.

Bài đang được đọc nhiều:

>>> Ảnh: Kỳ hoa dị thảo đổ về hội hoa xuân lớn nhất Sài Gòn

>>> Nghi án cô gái trẻ bị gây mê bắt cóc chấn động Sài Gòn

>>> Ảnh: Nông dân Hà Nội mếu máo vì đào Nhật Tân rụng đỏ gốc

>>> Hai ô tô đâm nhau kinh hoàng, nhiều người kêu cứu ở Sài Gòn

>>> Cười tẹt ga với loạt ảnh giao thông chỉ có ở Việt Nam

>>> Ảnh: Con rồng Hải Phòng “thay áo” sau khi bị chê quái dị

>>> Trắng đêm sửa đèn trang trí bị chê lòe loẹt ở Sài Gòn

>>> Cận cảnh Văn Miếu được làm mới, du khách ngỡ ngàng

>>> Cận cảnh chỉnh sửa để con rồng hoa Hải Phòng hết “quái dị”

>>> Ảnh: Đường Hà Nội rối loạn trong mưa, trời tối sầm

>>> Chùm ảnh những bàn thờ từ vỏ tivi, hộp xốp siêu độc

>>> Xác chết 50 năm vẫn như đang ngủ trong nhà ở miền Tây

>>> Thượng đế cũng phải cười với những kiểu đi đường ở Việt Nam

>>> Chùm ảnh: Thú chơi đại gia thua hết nông dân

Theo Quyên Quyên

Nguồn Vietnamdaily: http://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/tin-247/nguoi-viet-khong-the-bo-tet-co-truyen-53108.html