Nguồn vốn dự phòng, tăng thu thực hiện thống nhất theo Luật Ngân sách nhà nước

Nội dung này đã được Chính phủ quyết nghị đối với dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), đồng thời đây cũng là một trong những ý kiến tham gia của Bộ Tài chính đối với dự án Luật này nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa các luật và thống nhất trong triển khai thực hiện.

Tại Nghị quyết Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 của Chính phủ đã thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và đánh giá nội dung dự thảo Luật cơ bản đã bám sát 5 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 126/NQ-NĐ ngày 1/9/2024 phiên họp của Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2024.

Về nội dung chính của dự án Luật, Chính phủ yêu cầu kế thừa những quy định còn giá trị. Trong đó, đối với nguồn vốn dự phòng, tăng thu, Chính phủ quyết nghị thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ảnh TL minh họa

Ảnh TL minh họa

Đồng thời, chính phủ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát dự thảo Luật và các luật liên quan để đề xuất giải pháp khả thi, tháo gỡ một cách kịp thời, hiệu quả các vướng mắc của pháp luật chuyên ngành. Kế thừa những quy định còn giá trị, đang thực hiện tốt, không có vướng mắc, bảo đảm theo đúng Nghị quyết số 126/NQ-CP. Đối với nguồn vốn dự phòng, tăng thu, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Về nội dung chính của dự án Luật, Chính phủ yêu cầu kế thừa những quy định còn giá trị. Trong đó, đối với nguồn vốn dự phòng, tăng thu, Chính phủ quyết nghị thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Nội dung trên cũng là ý kiến tham gia trước đó của Bộ Tài chính đối với dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) nhằm đảm bảo thống nhất trong thực hiện.

Theo Bộ Tài chính, tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024, Chính phủ đã quyết nghị việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng kế thừa các quy định còn giá trị, đang thực hiện tốt, không có vướng mắc thì không thêm thủ tục hành chính trong các luật dự kiến sửa đổi, bổ sung; xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới phát sinh, dự báo để có hướng xử lý đối với những tình huống bất ngờ nhằm xây dựng được một hệ thống pháp luật ổn định lâu dài.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành, Thủ tướng Chính phủ quyết định dự phòng ngân sách trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định nguồn tăng thu, tiết kiệm chi. Thực tế hiện nay, quy định này vẫn đang triển khai bình thường, không có vướng mắc.

Do đó, việc bổ sung quy định trình tự nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương, vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hàng năm trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ không cần thiết.

Ảnh TL minh họa

Ảnh TL minh họa

Liên quan đến nội dung này, tại Báo cáo thẩm định dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ Tư Pháp cho biết, về trình tự lập, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công từ các nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương, vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương, dự thảo Luật (Điều 59A, Điều 59B) quy định theo hướng Thủ tướng Chính phủ thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và lập phương án phân bổ kế hoạch vốn.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định dự phòng ngân sách trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định nguồn tăng thu, tiết kiệm chi.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia (Luật sửa 7 luật) đã được Bộ Tư pháp thẩm định và không sửa đổi nội dung trên của Luật Ngân sách nhà nước.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bỏ quy định này tại dự thảo đối với nguồn vốn trên để thực hiện thống nhất theo quy định hiện hành tại Luật Ngân sách nhà nước đó là: “một nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm” theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, đảm bảo không chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị và thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết về xây dựng pháp luật tháng 8/2024. Qua đó, đảm bảo sự đồng bộ giữa các luật và thống nhất trong triển khai thực hiện./.

Tại dự án Luật sửa 7 luật, Bộ Tài chính cũng đã báo cáo Thường trực Chính phủ, do chưa có đủ cơ sở pháp lý để có căn cứ sử dụng nguồn đầu tư phát triển khác thực hiện các dự án đầu tư ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn nên Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số khoản, điều của Luật Ngân sách nhà nước.

Các nội dung sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép bố trí chi cho các chương trình, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn; cho phép sử dụng nguồn chi thường xuyên cho các nhiệm vụ chi đầu tư công; phân bổ từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư cho các chương trình, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn. Những quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.

Tô Ngọc

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/nguon-von-du-phong-tang-thu-thuc-hien-thong-nhat-theo-luat-ngan-sach-nha-nuoc-160322.html