'Ngượng chín mặt' 'thủ tục động phòng' của thiếu nữ thời xưa
Thời cổ đại, khi những cô gái được gả đi, nhà mẹ đẻ sẽ cố ý chuẩn bị một bộ đồ dùng cho ngày động phòng, đặt ở đáy rương đồ cưới.
"Bộ đồ dùng động phòng 8 món" này ngoài việc khiến những cô dâu bớt đi bỡ ngỡ trong đêm tân hôn, còn có nhiều tác dụng lâu dài khác, giúp những cô gái biết cách chiều lòng chồng sau này, cuộc sống hôn nhân sẽ phong phú, màu sắc hơn.
1. Sự khác biệt của màn động phòng hoa chúc ở mỗi thời đại
Ở thời Tùy Đường, sau khi giải quyết hết những khúc mắc, hoàng đế và hoàng hậu sẽ cùng nhau ngoắc tay uống rượu. Sau màn uống rượu ân tình này sẽ là màn lên giường. Nhưng hoàng thượng làm tân lang cũng không thể tùy tiện lên giường mà phải tuân theo những thủ tục như quỳ hướng về phía bắc và nói “lễ tốt, hưng”, thượng công sẽ dẫn hoàng đế vào đông phòng trút bỏ y phục sau đó sẽ dẫn hoàng hậu vào, trút bỏ xiêm y, đến lúc này mới dành khuê phòng lại cho hai người động phòng.
Thời nhà Thanh, hoàng hậu vào động phòng một lúc, hoàng đế cũng mặc long bào cát phục, do thân vương gần gũi hộ tống từ cung Càn Thanh đến cung Khôn Ninh. Sau khi vén khăn đội đầu của hoàng hậu ra, vua và hoàng hậu cùng ngồi trên giường hỷ long phượng, một nữ hầu dâng lên một chậu đồng bên trong đựng những cái bánh tròn giống món sủi cảo, với tên gọi “tử tôn thịnh vượng”. Sau đó lấy đệm và lập bàn tiệc, thái giám và nữ quan mời vua và hoàng hậu ngồi đối diện, tứ phúc tấn phục thị yến tiệc hợp cẩn.
Trong tiệc hợp cẩn, vua và hậu cùng uống rượu. Lúc này ngoài cửa sổ sẽ có một người phụ nữ hát vang bài hát “giao chúc ca”. Sau khi uống rượu và ăn mì trường thọ xong, hoàng hậu sẽ theo quy tắc truyền thống trút bỏ xiêm y trước rồi lên giường, sau đó hoàng đế mới cởi bỏ long bào lên sau. Đến lúc này hoàng đế và hoàng hậu mới thực sự được hưởng thụ thú vui hoan lạc.
Sau ngày đại hôn, hoàng đế và hoàng hậu ở Khôn Ninh cung tròn một tháng sau đó mỗi người tự về cung điện của mình. Còn ở thời Thanh, chỉ có vua Khang Hy tuân thủ nguyên tắc của luật lệ đó, vua Đồng Trị chỉ ở 2 ngày, vua Quang Tự ở 6 ngày.
2. Bộ đồ dùng động phòng 8 món của thiếu nữ thời xưa
Đồ sứ hình người
Đây là những đồ sứ được đúc theo các loại tư thế, được sử dụng để những cô gái học được cách làm chuyện vợ chồng.
Quần yếm
Vào thời cổ đại, đa số hai bên nam nữ đều là trong đêm động phòng mới lần đầu tiên được nhìn kỹ đối phương. Ở tình huống như vậy, nếu nhanh chóng cởi bỏ y phục để làm chuyện vợ chồng thực sự sẽ rất ngượng ngùng, xấu hổ.
Empty
Vì vậy, cô dâu sẽ mặc chiếc quần yếm mỏng, nhẹ, giúp giảm bớt chướng ngại tâm lý. Chú rể cũng có thể tránh được trường hợp vì hưng phấn, xấu hổ quá mức mà không thể phát huy được khả năng của mình.
Giày bí kíp
Ngoài chiếc quần yếm, trong những món đồ cưới của phụ nữ thời xưa còn có những đôi giày mới được người nhà mẹ đẻ tự tay làm ra. Những đôi giày này thoạt nhìn rất bình thường, giống như các đôi giày khác, thế nhưng trong đế giày lại giấu diếm bí mật.
Trong những đôi giày này, chứa không ít bí kíp phòng the, những bức tranh minh họa rõ ràng một số tư thế nổi tiếng, hướng dẫn tỉ mỉ về chuyện vợ chồng.
Hộp nữ trang
Ngoài quần áo, vải vóc, nữ trang cũng là một trong những món đồ cưới rất quan trọng đối với các cô gái khi đi lần chồng. Thời xưa, khi cưới xin nhà trai rất coi trọng của hồi môn của nhà gái. Nếu như của hồi môn quá ít, sau khi vào cửa nhà chồng, địa vị của những cô gái này chắc chắn sẽ giảm sút, bị coi thường. Ngược lại, nếu của hồi môn nhiều, đa số là trân châu, vàng bạc, những cô gái sẽ được kiêng nể vài phần.
Giày bó chân
Người xưa rất thích phụ nữ chân nhỏ. Vì vậy họ chế ra nhiều loại giày bó chân, buộc chân để làm chân nhỏ đi. Loại giày này cũng có nhiều loại hoa văn khác nhau như hoa mẫu đơn, hoa thược dược, hoa mai... và có những màu cơ bản là đỏ thẫm, tím nhạt, xanh đậm, xanh nhạt.
Dải lụa trắng
Vào thời cổ đại, sự thuần khiết, trong trắng của người con gái cực kỳ được xem trọng. Sau đêm tân hôn, họ cần đưa ra bằng chứng, chứng minh sự trong trắng của mình. Dải lụa trắng này, buộc phải dính máu sau đêm động phòng.
Hộp đồng chứa thuốc
Mặc dù đến nay, các chuyên gia vẫn không thể nào xác minh chính xác, trong hộp đồng này chứa gì. Nhưng căn cứ vào những cuốn sách cổ ghi lại, thuốc bên trong hộp đồng này phần lớn là thuốc kích thích, giúp đàn ông bổ thận tráng dương, hay loại thuốc khác, là xuân dược, loại thuốc giúp cả nam và nữ trở nên khao khát đối phương hơn.
Khay bạc
Mọi người đều biết, mỗi tháng, phụ nữ sẽ có một khoảng thời gian đau đớn, gọi là kinh nguyệt. Trong vài ngày này, sẽ không thể chiều được chồng. Vật dụng được gọi là khay bạc này ra đời để giúp "an ủi" đàn ông trong những ngày không được chạm vào vợ.
Được biết, thứ đồ chơi này rất được nhân vật Tây Môn Khánh, một trong những công tử ăn chơi bậc nhất thời xưa yêu thích không buông.