Nguy cơ theo thang căng thẳng giữa Venezuela và Guyana vì dầu khí
Việc cấp giấy phép khai thác mỏ dầu Guyana cho gã khổng lồ dầu mỏ ExxonMobil của Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng với nước láng giềng Venezuela. Vào hôm thứ Bảy tuần trước, Venezuela đã 'dứt khoát' bác bỏ giấy phép này, cho rằng khu vực liên quan nằm trong vùng tranh chấp.
Vào hôm thứ Sáu tuần trước, ExxonMobil thông báo trong một thông cáo báo chí, rằng họ đã được Chính phủ Guyana bật đèn xanh để phát triển một dự án khai thác mới tại khu vực Stabroek, một vùng biển rộng lớn ngoài khơi, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ.
Ông Liam Mallon, Chủ tịch của ExxonMobil, cho biết trong thông cáo báo chí rằng dự án “sẽ nâng công suất khai thác của đất nước lên khoảng 1,3 triệu thùng mỗi ngày”.
Theo văn bản, công ty dầu mỏ này có kế hoạch đầu tư 12,7 tỷ USD.
Theo tuyên bố được Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Yvan Gil đưa ra vào ngày thứ Bảy tuần trước, Chính phủ nước này “lên án mạnh mẽ” việc Chính phủ Cộng hòa Guyana cấp phép khai thác dầu “bất hợp pháp” cho các công ty dầu khí trong khu vực Stabroek, nơi được cho là có trữ lượng năng lượng trong khu vực biển chưa được định rõ ràng.
Caracas khẳng định: “Việc Guyana cấp phép hoặc có ý định cấp phép trong các lĩnh vực tranh chấp là hoàn toàn không thể chấp nhận, và vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền lãnh thổ của Venezuela”.
Công cuộc triển khai của Guyana, các cuộc đấu thầu dầu vào tháng 9/2023 đã khơi dậy tranh chấp lãnh thổ dai dẳng giữa nước này và Venezuela. Khu vực rộng 160.000 km2 này, giàu tài nguyên thiên nhiên và dầu mỏ, hiện do Guyana quản lý nhưng lại được Venezuela tuyên bố chủ quyền.
Để đáp trả, Caracas đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 12 về việc sáp nhập Essequibo vào Venezuela.
Một mặt, Georgetown nhắc lại rằng họ có chủ quyền đối với “toàn bộ” lãnh thổ của mình. Guyana khẳng định rằng biên giới có từ thời thuộc địa của Anh, đã được tòa án trọng tài ở Paris phê chuẩn vào năm 1899.
Mặt khác, Caracas tin rằng Hiệp định Geneva được ký năm 1966, trước khi Guyana giành độc lập, đặt nền móng cho một giải pháp thương lượng phải tiếp tục và duy trì sự thật, đó là sông Essequibo phải là biên giới tự nhiên, như năm 1777 trong thời kỳ Đế quốc Tây Ban Nha.
Vào tháng 12/2023, hai Tổng thống đã gặp nhau, xoa dịu tình hình căng thẳng bằng cách thống nhất không bao giờ “sử dụng vũ lực”. Tuy nhiên, hai nước vẫn tiếp tục cuộc chiến đã tuyên bố trước đó.
Essequibo có khoảng 125.000 cư dân, hay 1/5 dân số Guyana và chiếm 2/3 diện tích bề mặt của đất nước.