Nguyên nhân Facebook vẫn 'sống sót' sau phong trào tẩy chay quảng cáo

Các mạng xã hội luôn là nơi đầu tiên có thể cập nhật tình hình của một hay cùng lúc hai sự kiện nóng hổi nào đó đang diễn ra.

Facebook vẫn lớn mạnh, bất chấp nhiều cuộc tẩy chay. Ảnh: Eyewine

Dù vậy, Facebook có lẽ đã ngạc nhiên bởi tốc độ phát triển mạnh mẽ của một cuộc biểu tình nhỏ bắt đầu vào ngày 17/6 bởi một tổ chức các nhóm dân quyền ở Mỹ.

Vào ngày 1/7, chiến dịch #StopHateForProfit (Ngưng kiếm lời từ sự thù hận) đã được phát động trước đó nhằm tố cáo Facebook vì đã đăng tải nội dung có tính chất kích động bạo lực, đã thuyết phục được hơn 600 công ty tham gia để gỡ bỏ quảng cáo khỏi nền tảng mạng xã hội Facebook, bao gồm những tập đoàn lớn như Pfizer, Starbucks và Unilever.

Áp lực từ phía các công ty khác với Facebook cũng đang tăng lên khi danh sách những công ty tẩy chay đang ngày càng dài hơn.

Phải thừa nhận rằng, đây là thời điểm đặc biệt thích hợp để giữ vững lập trường của mình, khi mà các công ty phải giảm bớt chi phí đầu tư vào quảng cáo trong thời điểm đang diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch virus Corona gây ra.

Ví dụ như, Starbucks đã chi 11 triệu đô la cho quảng cáo trên Facebook tại Mỹ kể từ hồi tháng 3, thời điểm mà lệnh cách ly vừa bắt đầu được áp đặt. Theo như công ty chuyên thống kê các dữ liệu về quảng cáo và cạnh tranh Pathmatics cho biết, trong cùng kỳ của năm 2019, thương hiệu này đã chi ra 29 triệu đô la.

Nếu vốn đầu tư cho quảng cáo được rót vào nơi khác, thì những những kẻ được hưởng lợi có thể sẽ bao gồm những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn như là Snapchat, Pinterest, và TikTok cũng như YouTube vốn được sở hữu bởi Google.

Tuy nhiên thiệt hại mà Facebook phải chịu có thể không lớn. Sau đợt rớt giá do chịu ảnh hưởng của phong trào tẩy chay vừa rồi, giá cổ phần của Facebook lại tăng vọt gần với mức cao nhất từ trước đến nay.

Ngành công nghiệp quảng cáo 70 tỷ đô la của Facebook được xây dựng dựa trên 8 triệu nhà quảng cáo khác, mà đa số là những công ty nhỏ với ngân sách tiếp thị chỉ ở mức hàng trăm hay hàng ngàn đô la và thường xuyên phải phụ thuộc vào Facebook với vai trò như là một mặt tiền của cửa hàng kỹ thuật số thiết yếu.

Doanh thu của 100 nhà quảng cáo lớn nhất đang quảng cáo trên Facebook hiện giờ chiếm chưa tới 20% trong tổng số đó, so với mức 71% mà 100 nhà quảng cáo lớn nhất trên sóng truyền hình nước Mỹ.

Và gần đây chỉ có 50 nhà mua quảng cáo hàng đầu của Facebook tham gia vào phong trào tẩy chay.

Facebook cam kết sẽ đưa ra một số điều chỉnh nhỏ. Giống như Twitter, Facebook sẽ gắn nhãn cho những bài đăng được cho là vi phạm các quy tắc đã được đề ra nhưng có thể giữ lại nếu những bài đăng đó được xem là nguồn tin đáng được đưa lên mặt báo.

Những công ty công nghệ khác cũng đã siết chặt sự điều tiết. Vào ngày 29/6 YouTube đã chặn nhiều kênh mang nội dung tư tưởng “người da trắng thượng đẳng”.

Twitch cũng đã tạm thời làm ngưng hoạt động kênh của tổng thống Donald Trump vì có “ lối cư xử thù địch”. Mạng xã hội Reddit cũng đã xóa bỏ diễn đàn mang tên‘‘The Donald’’ vì lối phát ngôn thù hận. Điều này chỉ cho thấy một áp lực lớn hơn về phía chính trị hơn là quảng cáo.

Các công ty công nghệ ở Mỹ cũng đã có “ động thái ôn hòa” với các thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa vốn là những người trước đây đã lên tiếng tố cáo những công ty này đã có những lời lẽ thái độ chỉ trích và các thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ cũng mong muốn sự ôn hòa có chừng mực hơn.

Hiện giờ, số phiếu bầu cho ông Trump đang giảm dần đi, thung lũng Silicon dường như đang có nhiều quan điểm ủng hộ về phía đảng Dân Chủ hơn. Có lẽ cũng đã đến lúc để làm quen với những người bạn mới.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nguyen-nhan-facebook-van-song-sot-sau-phong-trao-tay-chay-quang-cao-post89176.html