Nguyên nhân gây viêm tụy mạn

Viêm tụy mạn nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Viêm tụy mạn do đâu?

Viêm tụy mạn tính là bệnh lý do viêm kéo dài dẫn đến sự xơ hóa từ từ của nhu mô tụy. Các tuyến tụy không còn khả năng tạo enzyme tiêu hóa. Tình trạng này dẫn tới sự mất khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất béo (suy tụy ngoại tiết). Đồng thời xơ hóa lâu ngày của nhu mô tụy dẫn tới suy giảm sản xuất hormone insulin (suy tụy nội tiết). Lúc này, bệnh nhân sẽ bị suy giảm hoặc mất chức năng tuyến tụy.

Nếu có triệu chứng viêm tụy mạn tính, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và chỉ định điều trị bệnh triệt để.

Nếu có triệu chứng viêm tụy mạn tính, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và chỉ định điều trị bệnh triệt để.

Nguyên nhân gây viêm tụy mạn trước hết là viêm tụy cấp, không được điều trị triệt, điều trị không đúng, người bệnh ngừng dùng thuốc, …

Các nguyên nhân khác dẫn đến viêm tụy mạn:

Lạm dụng rượu: Đây là nguyên nhân chính gây viêm tụy và chiếm khoảng 80-90% các trường hợp. Rượu làm tổn thương các tế bào của tuyến tụy và gây xơ hóa, dẫn đến viêm tụy mạn tính.

Bệnh nhân bị sỏi tụy: 80-90% trường hợp bị sỏi tụy dẫn đến viêm tụy mạn.
Do rối loạn chuyển hóa: Viêm tụy mạn có thể do rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là thiếu hụt α1-antitrypsin, gây ứ đọng, nhiễm trùng… dẫn đến tuyến tụy tự hủy gây viêm tụy mạn.
Hóa chất: Hóa chất từ thuốc lá hoặc môi trường sống, thuốc uống… cũng là nguyên nhân gây ra viêm tụy mạn.
Ăn quá nhiều chất sắt: Những người ăn quá nhiều chất sắt có nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mạn tính cao hơn.

Do yếu tố di truyền: Viêm tụy là do yếu tố di truyền, thường khởi phát ở trẻ em nhưng có thể không được phát hiện trong nhiều năm.

Xơ nang: Bệnh cũng có thể do xơ nang gây ra.
Tăng nồng độ canxi trong máu (tăng canxi máu).

Nguyên nhân khác...

Nhiều trường hợp viêm tụy mạn tính là biến chứng của dị tật di truyền hoặc bệnh lý tự miễn và có trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Viêm tụy mạn là bệnh không lây nhiễm. Dạng viêm tụy này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 40. Tuy nhiên, khoảng 40% trường hợp viêm tụy mạn tính không rõ nguyên nhân.

Các triệu chứng của viêm tụy mạn

Viêm tụy mạn thường gây ra những cơn đau bụng vùng thượng vị dai dẳng không dứt lan ra sau lưng đặc biệt là phía bên trái. Cơn đau thường tăng lên rõ rệt vào mỗi bữa ăn hoặc khi có uống rượu. Ngoài ra, người bệnh có thể bắt gặp thêm một số triệu chứng về tiêu hóa như: chán ăn, buồn, nôn, táo bón, đầy hơi, sụt cân,… do các chức năng của tụy bị suy giảm.

Những cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đồng hồ đến vài tuần. Ở giai đoạn nặng của bệnh, các cơn đau thường xuyên và kéo dài không dứt. Người bệnh đi ngoài ra phân mỡ,…

Bệnh viêm tụy mạn là sự phá hủy, xơ hóa nhu mô tụy, tổn thương lan tỏa hoặc khu trú thành từng ổ. Có thể gây canxi hóa lan tỏa hoặc canxi hóa khu trú ở ống tụy làm hẹp lòng ống tụy và suy giảm chức năng nội tiết và ngoại tiết của tụy.

Do đó, khi bị tổn thương viêm tụy mạn, chức năng không còn được đảm bảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm của viêm tụy mạn phải kể đến đầu tiên đó là đái tháo đường. Người bệnh không sử dụng được phân tử đường trong chuyển hóa tế bào nên bị tăng đường huyết. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng không được phân giải và hấp thụ nên bệnh nhân nhanh chóng sụt cân, suy kiệt.

Ngoài ra, viêm tụy mạn còn có thể gây ra các biến chứng như nang giả tụy kích thước lớn, không tự thoái lui. Khi bị rò dịch tụy có thể gây ra báng bụng, dễ tạo thành huyết khối trong tĩnh mạch, lách,…

Đặc biệt, khi viêm tụy mạn kéo dài còn có nguy cơ gây ung thư tuyến tụy đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Hàng ngày cần ăn nhiều rau, ăn thêm trái cây và uống đủ lượng nước cần thiết để phòng bệnh.

Hàng ngày cần ăn nhiều rau, ăn thêm trái cây và uống đủ lượng nước cần thiết để phòng bệnh.

Điều trị viêm tụy mạn tính như thế nào?

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hoàn chỉnh cho bệnh viêm tụy mạn tính. Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm mục đích giảm đau, kiểm soát các triệu chứng và biến chứng. Đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị viêm tụy mạn hiện nay bao gồm:

Điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa trong trường hợp bệnh nặng hoặc nguy cơ biến chứng cao.

Chế độ ăn của bệnh nhân viêm tụy mạn cần được điều chỉnh theo chế độ ăn bằng cách chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ và hạn chế hàm lượng chất béo. Bệnh nhân không được phép uống rượu và bị hạn chế sử dụng thuốc và chất kích thích như caffeine. Hàng ngày cần ăn nhiều rau, ăn thêm trái cây và uống đủ lượng nước cần thiết.

Nếu có triệu chứng viêm tụy mạn tính, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và chỉ định điều trị bệnh triệt để, tránh những biến chứng không mong muốn.

BS. Nguyễn Văn Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-gay-viem-tuy-man-169240820195711676.htm