Nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam
Các cải tiến về chính sách năng lượng, các chương trình hành động thực hiện cam kết COP26 của Việt Nam đã đặc biệt thu hút quan tâm của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong lĩnh vực này và giúp Việt Nam tham gia vào các dự án khử carbon, nhiên liệu sinh học, điện sạch, sáng kiến hydro, đẩy nhanh việc đạt đỉnh giảm phát thải khí nhà kính…
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 11 ngày 9 năm 2023 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nền tảng vững chắc, giúp hoạt động hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các trụ cột thương mại đầu tư, chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và công bằng… trong đó trụ cột kinh tế thương mại đầu tư tiếp tục đóng vai trò là động lực trung tâm thúc đẩy quan hệ hai nước.
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của các quốc gia và đặc biệt là doanh nghiệp Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực như thương mại và đầu tư đến quốc phòng và an ninh, khí hậu, năng lượng, giáo dục, y tế, văn hóa…
Về thương mại xuất nhập khẩu, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì là nhà nhập khẩu số 1 và quan trọng của Việt Nam, đặc biệt những mặt hàng xuất nhập khẩu truyền thống như giầy dép, dệt may và máy tính, linh kiện điện tử vẫn được duy trì và tăng trưởng vào thị trường Hoa Kỳ.
Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ quan tâm nhiều hơn về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam. Các cải tiến về chính sách năng lượng, các chương trình hành động thực hiện cam kết COP26 của Việt Nam đã đặc biệt thu hút quan tâm của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong lĩnh vực này và giúp Việt Nam tham gia vào các dự án khử carbon, nhiên liệu sinh học, điện sạch, sáng kiến hydro, đẩy nhanh việc đạt đỉnh giảm phát thải khí nhà kính…
Liên quan đến việc khai phá tiềm năng của nền kinh tế số tại Việt Nam, các công ty Hoa Kỳ rất mong muốn với năng lực chuyển đổi số, sẽ cùng với doanh nghiệp Việt Nam mang lại những công nghệ mới, chuẩn bị về các nguồn lực, nhằm xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số vượt trội cho Việt Nam trong tương lai, cũng như hướng tới quan hệ đối tác về công nghệ, công nghệ cao, AI, điện toán đám mây và hợp tác phát triển bền vững khác.
Với sự phát triển thị trường mạnh mẽ và ổn định, lực lượng lao động trẻ và có học thức, tình thần kinh doanh và mạng lưới thương mai tự do, Việt Nam đã trở thành nước hưởng lợi hàng đầu, thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều quốc gia và Hoa Kỳ trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng để đảm bảo khả năng phục hồi và an ninh kinh tế tốt hơn.
Hiện tại, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ và một số nước để đa dạng hóa nguồn cung cùng với các yếu tố khác giúp Việt Nam đã đạt được mức tăng thị phần lớn nhất tại Hoa Kỳ. Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia sâu rộng hơn vào giá trị toàn cầu và hướng đến chuỗi cung ứng sạch, có khả năng chống chịu tốt trong thời gian tới.
Thêm nữa, Việt Nam và Hoa Kỳ cùng tích cực hợp tác để đi đầu trong việc xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và chi tiết nhằm tăng khả năng phục hồi và khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất chip bán dẫn và các khoáng sản quan trọng… Các công ty Hoa Kỳ và các cơ quan liên quan đã bắt đầu xem xét, khảo sát hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam, khung pháp lý cũng như nhu cầu nhân lực, cơ sở hạ tăng để xác định sự hợp tác tiền năng trong tương lai về lĩnh vực quan trọng này.
Ngoài ra, sự hội nhập Việt Nam vào thị trường vốn toàn cầu, với thị trường tài chính cởi mở và minh bạch là yếu tố then chốt là điều kiện tiên quyết để duy trì một nền kinh tế thịnh vượng trong dài hạn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù cả hai bên nên cùng có nhiều chính sách ưu tiên, cạnh tranh riêng, tuy vậy các doanh nghiệp hai bên nên tìm hiểu kỹ lưỡng, sẵn sàng cùng nhau giải những vấn đề tồn đọng khác và nhanh chóng nắm bắt cơ hội để không bỏ lỡ thời điểm phát triển đặc biệt này.
Để làm rõ hơn vấn đề này, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm với chủ đề "Góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia Hoa Kỳ triển vọng của Việt Nam trong thời gian tới".
Tọa đàm có sự tham gia của các khách mời:
1. Bà Winie Wong - Phó chủ tịch Amcham Vietnam;
2. Bà Katherin Lam - đại diện cảng Portland, bang Oregon;
3. Ông Nguyễn Hồng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương;
4. Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - chuyên gia cao cấp Đại học Fulbright của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Xem chi tiết tại đây.