Nha dịch thời xưa tranh nhau áp giải tù nhân nữ vì lợi ích lớn, có cả có ý đồ 'đen tối' bên trong
Các nha dịch thời xưa thích áp giải tù nhân nữ hơn tù nhân nam vì nhiều lợi ích, bao gồm cả việc thực hiện ý đồ 'đen tối' với các nữ phạm nhân.
Vào thời phong kiến, hình phạt lưu đày thường xuyên được áp dụng, không kể giới tính, tuổi tác. Việc áp giải tù nhân đi lưu đày thường vô cùng vất vả nhưng lại có không ít nha dịch tranh nhau áp giải các tù nhân nữ. Lý do đằng sau là gì?
Theo các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, việc áp giải tù nhân nữ trên thực tế lại đem lại nhiều lợi ích cho nha dịch. Trước hết, đây là một "thương vụ" hời khi họ có thể kiếm được khoản tiền hối lộ lớn từ gia đình nữ tù nhân. Khác với nam giới khỏe mạnh, nữ giới yếu ớt và có sức chịu đựng kém nên dễ dàng bị bệnh trên đường đi lưu đày. Để con gái, tiểu thư của nhà mình có thể giữ được tính mạng trên đường đi chịu tội, gia đình các nữ tù nhân thường sẽ lo lót để nha dịch đối xử với con gái họ tốt hơn.
Thứ hai, như đã phân tích ở trên, nữ giới yếu ớt và có sức chịu đựng kém hơn đàn ông nên khi trông coi nữ tù nhân sẽ "dễ thở" hơn là trông coi nam tù nhân. Bởi, họ không lo nữ tù nhân trốn chạy hoặc nếu chẳng may để "sổng" thì cơ hội bắt lại sẽ nhiều hơn là những nam nhân khỏe mạnh, cứng rắn. Về cơ bản, nữ phạm nhân thường không dám bỏ trốn và có thái độ ngoan ngoãn nghe lời để bảo toàn tính mạng của mình.
Ngoài ra, một số tên nha dịch "háo sắc" thích áp giải tù nhân nữ để có cơ hội "đụng tay đụng chân". Những nữ phạm nhân tay chân đeo xích, cổ mang gông cùm, lại yếu ớt sau nhiều ngày chịu đói chịu rét nên khả năng phản kháng dường như bằng 0.
Với 3 lý do trên, dễ dàng thấy được việc áp giải tù nhân nữ đem lại nhiều lợi ích cho nha dịch hơn là rủi ro. Do đó, việc họ tranh nhau công việc này cũng là điều vô cùng dễ hiểu.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: VTV24.