Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Thuốc lá gây ra hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Thiệt hại kinh tế do thuốc lá ước tính là 108 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Cai nghiện thuốc lá thành công sẽ loại trừ được nguy cơ bệnh tật do thuốc lá và giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội...

Đây là thông tin được nhấn mạnh tại Hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tư vấn và điều trị nghiện thuốc lá. Sự kiện được tổ chức Nhân hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá năm 2025 diễn ra hôm nay (22/5) tại Bệnh viện Bạch Mai.

PSG.TS Vũ Văn Giáp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: 'các cán bộ cần cố gắng bằng những câu hỏi đơn giản, một việc nhỏ phòng bệnh nhưng mang hiệu quả lớn để phát hiện người nghiện thuốc lá rồi tác động, thay đổi hành vi, bảo vệ và phòng ngừa sức khỏe'.

PSG.TS Vũ Văn Giáp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: 'các cán bộ cần cố gắng bằng những câu hỏi đơn giản, một việc nhỏ phòng bệnh nhưng mang hiệu quả lớn để phát hiện người nghiện thuốc lá rồi tác động, thay đổi hành vi, bảo vệ và phòng ngừa sức khỏe'.

Gánh nặng bệnh tật của nghiện thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh mạn tính và nan y. Khói thuốc lá có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm.

PGS.TS Vũ Văn Giáp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với sự nỗ lực của Bộ Y tế, các chuyên gia, các cán bộ, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong đó có Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Nghị quyết 173/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua và thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025.

Trong đó, những cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai đã cung cấp những bằng chứng, những dữ liệu khoa học, những ca bệnh bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng do thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng những loại thuốc lá gây ra ảo giác có pha trộn ma túy tổng hợp, gây ra tổn thương phổi cấp, tổn thương thần kinh không hồi phục, góp phần vào việc Nghị quyết được ban hành.

Theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, các cán bộ y tế với sự mệnh của mình cần bảo vệ thế hệ trẻ tránh xa thuốc lá và các loại thuốc lá mới vì nếu đã thử hút thuốc nguy cơ nghiện ở thế hệ thệ trẻ sẽ rất cao.

Đặc biệt đối với những người đang mắc các bệnh có liên quan đến thuốc lá hoặc không liên quan đến thuốc lá, nếu hút thuốc lá và bị ảnh hưởng của thuốc lá thụ động sẽ gây ra tiên lượng bệnh khó khăn, chi phí điều trị tốn kém, kèm theo nguy cơ kháng với thuốc điều trị.

PGS Giáp ví dụ, nếu một người vừa đặt stent mạch vành tốn mấy chục triệu nếu vẫn tiếp tục hút thuốc sẽ có nguy cơ tắc lại, tắc mạch vành khác, hiệu quả điều trị không, gánh nặng bệnh tật không được giải quyết.

Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân ung thư phổi sẽ kháng hóa chất hoặc mắc ung thư mới; Nhóm bệnh COPD nếu vẫn hút thuốc sẽ tái phát các thuốc điều trị cắt cơn không hiệu quả; Nhóm phụ nữ mang thai và trong độ tuổi sinh sản…. nếu hút thuốc lá hoặc thuốc lá thụ động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi…

PGS.TS. Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh nặng, phức tạp, trong đó có rất nhiều bệnh lý liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá...

PGS.TS. Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh nặng, phức tạp, trong đó có rất nhiều bệnh lý liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá...

PGS.TS. Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh nặng, phức tạp, trong đó có rất nhiều bệnh lý liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá như các bệnh ung thư: phổi, thanh quản, vòm, thực quản, dạ dày, đại tràng...; các bệnh lý hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, các bệnh lý tim mạch, đột quỵ...

Bỏ thuốc lá thành công sau 13 năm 'nghiện' , nam bác sĩ trở thành tư vấn cai thuốc lá hiệu quả

Theo PSG.TS Vũ Văn Giáp, các cán bộ cần cố gắng bằng những câu hỏi đơn giản, một việc nhỏ phòng bệnh nhưng mang hiệu quả lớn để phát hiện người nghiện thuốc lá rồi tác động, thay đổi hành vi, bảo vệ và phòng ngừa sức khỏe.

Hiện Bệnh viện Bạch Mai cũng hỗ trợ đào tạo, tư vấn và chỉ đạo tuyến cho nhiều bệnh viện trong tư vấn cai nghiện thuốc lá, xây dựng Tổng đài tư vấn…

Bên cạnh việc điều trị bệnh thì việc cai thuốc lá sẽ giúp việc điều trị bệnh đáp ứng tốt, tránh nguy cơ tái phát hoặc tiến triển bệnh nhanh.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Từ năm 2015 đến nay, Chương trình Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bệnh viện Bạch Mai đã nỗ lực thực hiện các hoạt động tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá qua Tổng đài tư vấn miễn phí 1800.6606, tư vấn chuyên sâu và tư vấn ngắn cho người bệnh, đào tạo, tập huấn về tư vấn cai nghiện thuốc lá cho cán bộ y tế tại 63 tỉnh/ thành phố, cùng nhiều hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá và hướng dẫn các biện pháp cai nghiện thuốc lá.

Năm 2024 có 7.443 lượt bệnh nhân trong số bệnh nhân có hút thuốc đến khám, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai được tư vấn ngắn về cai nghiện thuốc lá và trong số này 1.816 bệnh nhân được Tư vấn chuyên sâu sau khi tư vấn ngắn.

Trong nghiên cứu với 300 người hút thuốc, ở thời điểm đánh giá, sau khi nhận tư vấn trực tiếp của bác sĩ, có 48,4% đối tượng đã bỏ thuốc, trong đó số người bỏ thuốc từ 12 tháng trở lên là 20,7%, bỏ thuốc từ 6-dưới 12 tháng là 15%, từ 1- dưới 6 tháng là 11% và 1,7% người bỏ thuốc dưới 1 tháng.

BS Thắng – hiện đang công tác tại một cơ sở y tế vốn là người đã cai nghiện thuốc lá thành công sau 13 năm hút thuốc và anh cũng trở thành tư vấn viên cai nghiện thuốc lá hiệu quả tại bệnh viện.

Các chuyên gia y tế của Bệnh viện Bạch Mai , chuyên gia Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá và các chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá đến từ nhiều tổ chức quốc tế tại hội thảo.

Các chuyên gia y tế của Bệnh viện Bạch Mai , chuyên gia Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá và các chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá đến từ nhiều tổ chức quốc tế tại hội thảo.

TS Jennifer Houston - Phó trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết tư vấn và dùng thuốc hỗ trợ có thể tăng gấp đôi cơ hội cai thuốc lá thành công của người sử dụng thuốc lá. Có bằng chứng cho thấy nhân viên y tế có tiềm năng lớn nhất so với bất kỳ nhóm nào trong xã hội để hỗ trợ mọi người bỏ thuốc lá.

Lời khuyên ngắn gọn từ các chuyên gia y tế có thể làm tăng tỷ lệ cai thuốc thành công lên đến 30%, trong khi lời khuyên chuyên sâu làm tăng cơ hội bỏ thuốc lá lên 84%. Trong số những người hút thuốc nhận thức được sự nguy hiểm của thuốc lá, hầu hết đều muốn bỏ thuốc.

Thái Bình/ Ảnh: Thế Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhieu-benh-nhan-mac-ung-thu-phoi-tac-nghen-man-tinh-tim-mach-do-nghien-thuoc-la-169250522202334063.htm