Nhiều chị em nội trợ chế biến đồ ăn sai cách mà không biết
Chị em cần thay đổi ngay thói quen khi chế biến đồ ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.
Nướng khoai tây bằng giấy bạc
Đây là cách sai lầm mà nhiều người vẫn thực hiện. Thay vì nướng khoai tây trên giấy bạc, bạn có thể làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 220 độ C, sau đó phủ muối bên ngoài vỏ khoai tây. Tiếp tục nướng khoai tây phủ muối trong khoảng 1 giờ. Bạn đảo khoai sau nửa giờ để lớp vỏ chín giòn đều, bên trong mềm như xốp. Vậy là bạn đã có bữa tiệc khoai tây nướng thơm ngon rồi đấy.
Luộc rau củ quá lâu
Khi luộc rau củ quá lâu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Luộc rau trên lửa lớn giúp giữ lại dưỡng chất có trong rau và củ. Ngoài ra, hãy cho vào 1 muỗng cà phê muối khi luộc. Cách này vừa giữ được màu xanh của rau, vừa làm hao ít lượng vitamin trong rau hơn so với khi mở nắp.
Luộc trứng quá chín
Trước khi luộc trứng, bạn cần biết trứng của bạn thuộc loại gì và bạn cần luộc mềm, chín tới hay chín hẳn. Thời gian lý tưởng nhất để luộc mềm trứng gà là khoảng 6 phút, luộc chín tới khoảng 8 phút và chín hẳn khoảng 12 phút. Không luộc lâu hơn vì sẽ làm mất vị ngon và chất dinh dưỡng trong trứng.
Hâm thức ăn nhiều lần
Việc hâm lại thức ăn nhiều lần sẽ làm cho các thành phần trong thức ăn bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Khi đó, chất béo kết hợp với carbohydrate sẽ tạo ra một hợp chất gây ung thư.
Thịt cháy cạnh
Đây là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, giám đốc sáng lập Chương trình Dinh dưỡng và Ăn kiêng tại Trường Cao đẳng Nghề Y tế thuộc Đại học Pace tại Mỹ – ông Christen Cupples Cooper cho biết, những thực phẩm bị chiên cháy cạnh khi chiên hoặc nướng có thể bị nhiễm HCAs (heterocyclic amines) và PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons), đây là hai thành phần có thể gây hại đến DNA ở con người.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để có kết luận chính xác nhất về điều này, nhưng theo ông mọi người vẫn nên hạn chế những thực phẩm như vậy.
Sử dụng thớt chưa đúng cách
Nhiều gia đình có thói quen chỉ sử dụng một chiếc thớt duy nhất cho việc nấu nướng, từ việc chế biến thức ăn sống cho tới thức ăn chín. Cho dù rửa sạch sau mỗi lần sử dụng nhưng thực tế thì nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng vẫn còn bám lại.
Khi bạn sử dụng thức ăn chín trên những chiếc thớt này, vi khuẩn sẽ theo thức ăn đi vào trong cơ thể, gây hại cho đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Thậm chí các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, lượng vi khuẩn ở bề mặt thớt gỗ còn bẩn hơn nhà vệ sinh của gia đình.
Ngoài ra, những chiếc thớt quá cũ chính là môi trường thích hợp cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển. Vì vậy, bạn nên sử dụng vài chiếc thớt cho nhiều mục đích khác nhau, và rửa thật sạch sau mỗi lần sử dụng cũng như để nơi khô ráo, thoáng mát.
Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/nhieu-chi-em-noi-tro-che-bien-do-an-sai-cach-ma-khong-biet.html