Nhiều 'điểm nghẽn' đầu tư công đang được khơi thông

Trong 'Báo cáo kinh tế của OECD: Việt Nam 2023' vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố cho thấy, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng mang lại tác động đa chiều, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế trong năm 2023.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho rằng, Việt Nam nên thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Năm 2023, khối lượng đầu tư công cần giải ngân là rất lớn, gần 30 tỷ USD. Nếu Việt Nam giải ngân hết, đầu tư công sẽ tạo đột phá mạnh cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 1% GDP. Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể tốt hơn nữa nếu việc thực hiện chi tiêu ngân sách, đặc biệt là đầu tư công hiệu quả hơn. Theo đó, Chính phủ cần có những chính sách để tăng cường hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới.

Cần có giải pháp hữu hiệu để xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Cần có giải pháp hữu hiệu để xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Để đẩy nhanh việc thực hiện thi công các dự án, công trình nhằm tạo đà và nâng cao năng lực sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế trong năm và những năm tiếp theo, ngay từ các tháng đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tập trung khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ các nhà đầu tư và nhà thầu thi công trong thực hiện các dự án, công trình. Một số Bộ, ngành và địa phương đã thành lập các Tổ công tác nhằm kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tham mưu các giải pháp có tính khả thi thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Các chủ đầu tư, các đơn vị thi công cũng tập trung triển khai thi công nghiêm túc, khẩn trương nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án, công trình.

Để đảm bảo tiến độ theo hợp đồng, nhiều nhà thầu thi công huy động tối đa nhân lực, phương tiện triển khai các hạng mục, phấn đấu đạt tiến độ theo kế hoạch đề ra. “Việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án lớn có tác động sâu rộng, lan tỏa đến mọi hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như kết nối liên tỉnh, liên vùng như các tuyến đường giao thông huyết mạch, các công trình thủy lợi, các dự án về năng lượng… sẽ góp phần làm tăng thêm năng lực phục vụ cho nền kinh tế, giúp các đơn vị sản xuất giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động,” bà Hương nhấn mạnh.

Với tinh thần khẩn trương, tích cực nhằm khai thác và sử dụng tối đa hiệu quả các nguồn vốn, nhất là vốn đầu tư công, trong 4 tháng đầu năm 2023, trên cả nước đã hoàn thành các công trình lớn, có ý nghĩa quan trọng, tăng cường năng lực sản xuất cho nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể: Ngành giao thông hoàn thành được nhiều tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng, điển hình là các tuyến đường cao tốc thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông như: Mai Sơn – Quốc lộ 45 (Ninh Bình, Thanh Hóa) dài 63,37km; cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (Đồng Nai, Bình Thuận) dài 99km; hoàn thành bến cảng Việt Lào (bến số 3) cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) với công suất 45 triệu tấn/năm. Ngành sản xuất điện hoàn thành 8 dự án nhà máy điện và đưa vào vận hành, khai thác với tổng công suất 1348 MW. Trong đó, nổi bật là nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với công suất 1.200 MW…

Dự kiến trong hai tháng còn lại của quý II/2023 hoàn thành một số dự án lớn thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo năng lực mới cho sản xuất công nghiệp như: Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm dự kiến hoàn thành nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại Cà Mau với công suất 125 nghìn tấn/năm; Ngành sản xuất sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị d Doanh nghiệp đầu tư khoảng 9 tỷ USD vào tăng trưởng xanh tại Việt Namự kiến hoàn thành nhà máy sản xuất nhôm tại Hải Dương với công suất 150 nghìn tấn sản phẩm/năm; 4 nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí tại Quảng Ninh với tổng công suất thiết kế hơn 8 triệu sản phẩm/năm. Ngành sản xuất phương tiện vận tải dự kiến hoàn thành khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors tại Thừa Thiên-Huế với công suất 1 nghìn chiếc/năm; nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng, xe đạp điện tại Quảng Ninh với công suất 610 nghìn chiếc/năm.

Bên cạnh đó, một số dự án lớn thuộc nguồn vốn đầu tư công đang tích cực triển khai thi công như: dự án Sân bay Long Thành (Đồng Nai) đến hết tháng 4/2023 đạt 62,5% khối lượng công việc giai đoạn san nền; Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (Ninh Thuận, Bình Thuận) đạt 46% khối lượng thi công; Cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt (Nghệ An, Hà Tĩnh) đạt 32% khối lượng thi công; Cao tốc Bến Lức – Long Thành (Đồng Nai) đạt 82% khối lượng thi công.

Phan Đức

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/kinh-te/nhieu-diem-nghen-dau-tu-cong-dang-duoc-khoi-thong-i692003/