Nhìn lại 100 năm lịch sử phát triển xe tăng thế giới (1)

To lớn, chậm chạp là những gì người ta mô tả về những chiếc xe tăng đầu tiên trên chiến trường, nhưng nó lại là biểu tượng của chiến tranh hiện đại.

Theo Sputnik, 100 năm trước, ngày 15/9/1916 Quân đội Hoàng gia Anh bắt đầu triển khai những chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới mang tên Mark I chống lại quân Đức trong trận Somme ở miền bắc nước Pháp. Và đó cũng là trận chiến đầu tiên xe tăng được sử dụng trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Theo Sputnik, 100 năm trước, ngày 15/9/1916 Quân đội Hoàng gia Anh bắt đầu triển khai những chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới mang tên Mark I chống lại quân Đức trong trận Somme ở miền bắc nước Pháp. Và đó cũng là trận chiến đầu tiên xe tăng được sử dụng trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Và trong suốt trăm năm sau đó xe tăng không ngừng được phát triển trở thành thứ vũ khí trên chiến trường góp mặt trong mọi cuộc chiến kể từ Chiến tranh Thế giới thứ I. Từ những cỗ máy cồng kềnh và nặng nề, xe tăng nhanh chóng trở thành cỗ máy chiến tranh theo đúng nghĩa cả về tốc độ lẫn sức mạnh nhỏ gọn hơn và được trang bị nhiều súng hơn. Trong ảnh là một chiếc xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17 của Pháp được sản xuất vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ I.

Và trong suốt trăm năm sau đó xe tăng không ngừng được phát triển trở thành thứ vũ khí trên chiến trường góp mặt trong mọi cuộc chiến kể từ Chiến tranh Thế giới thứ I. Từ những cỗ máy cồng kềnh và nặng nề, xe tăng nhanh chóng trở thành cỗ máy chiến tranh theo đúng nghĩa cả về tốc độ lẫn sức mạnh nhỏ gọn hơn và được trang bị nhiều súng hơn. Trong ảnh là một chiếc xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17 của Pháp được sản xuất vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ I.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ I, công nghệ chế tạo xe tăng thế giới có bước thay đổi lớn khi những chiếc xe tăng thế hệ mới trong giai đoạn này ưu tiên khả năng cơ động hơn là việc trang bị bộ giáp nặng nề. Cùng với đó là sự ra đời của nhiều học thuyết quân sự khác nhau với nền tảng chính dựa trên lực lượng tăng thiết giáp của mỗi nước.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ I, công nghệ chế tạo xe tăng thế giới có bước thay đổi lớn khi những chiếc xe tăng thế hệ mới trong giai đoạn này ưu tiên khả năng cơ động hơn là việc trang bị bộ giáp nặng nề. Cùng với đó là sự ra đời của nhiều học thuyết quân sự khác nhau với nền tảng chính dựa trên lực lượng tăng thiết giáp của mỗi nước.

Điều này được chứng minh rõ nét nhất qua Chiến tranh Thế giới thứ 2 nơi xe tăng trở thành vũ khí không thể thiếu. Và quốc gia thành công nhất trong việc cởi trói cho xe tăng khỏi tiếng xấu nặng nề và chậm chạp chính là nước Đức với học thuyết Blitzkrieg (Chiến tranh chớp nhoáng).

Điều này được chứng minh rõ nét nhất qua Chiến tranh Thế giới thứ 2 nơi xe tăng trở thành vũ khí không thể thiếu. Và quốc gia thành công nhất trong việc cởi trói cho xe tăng khỏi tiếng xấu nặng nề và chậm chạp chính là nước Đức với học thuyết Blitzkrieg (Chiến tranh chớp nhoáng).

Chính vì lý do này dù sở hữu lực lượng xe tăng đông đảo hơn nhưng Quân đội Liên Xô không thể ngăn được bước tiến của quân Đức trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Chính vì lý do này dù sở hữu lực lượng xe tăng đông đảo hơn nhưng Quân đội Liên Xô không thể ngăn được bước tiến của quân Đức trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Trong khi đó ở phía bên kia Đại Tây Dương, chính ở nước Mỹ lực lượng xe tăng vẫn còn là thứ gì đó trừu tượng. Trong ảnh là xe tăng hạng trung M3 Lee với thiết kế mà giờ đây khi nhìn lại, trông nó như một cỗ pháo tự hành với pháo chính không nằm trên tháp pháo mà nằm trên thân.

Trong khi đó ở phía bên kia Đại Tây Dương, chính ở nước Mỹ lực lượng xe tăng vẫn còn là thứ gì đó trừu tượng. Trong ảnh là xe tăng hạng trung M3 Lee với thiết kế mà giờ đây khi nhìn lại, trông nó như một cỗ pháo tự hành với pháo chính không nằm trên tháp pháo mà nằm trên thân.

Tất nhiên, người Nga đã nhanh chóng nhận ra sai lầm của mình và xây dựng lại lực lượng xe tăng mới, với xương sống không phải là những chiếc xe tăng to và nặng nề mà thay vào đó là một chiếc xe tăng có khả năng cơ động cùng hỏa lực mạnh mẽ điển hình như T-34.

Tất nhiên, người Nga đã nhanh chóng nhận ra sai lầm của mình và xây dựng lại lực lượng xe tăng mới, với xương sống không phải là những chiếc xe tăng to và nặng nề mà thay vào đó là một chiếc xe tăng có khả năng cơ động cùng hỏa lực mạnh mẽ điển hình như T-34.

Còn quân Đồng Minh ở Mặt trận phía Tây vẫn tiếp tục dựa vào những chiếc M4 Sherman vốn không phải là đối thủ của những chiếc xe tăng Đức nhưng bù lại họ có số lượng.

Còn quân Đồng Minh ở Mặt trận phía Tây vẫn tiếp tục dựa vào những chiếc M4 Sherman vốn không phải là đối thủ của những chiếc xe tăng Đức nhưng bù lại họ có số lượng.

Trong ảnh là trẻ em châu Âu vẫy chào một chiếc xe tăng hạng nhẹ Valentine của Quân đội Hoàng gia Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Trong ảnh là trẻ em châu Âu vẫy chào một chiếc xe tăng hạng nhẹ Valentine của Quân đội Hoàng gia Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Còn về phía Đức mặc dù sở hữu lực lượng xe tăng hiện đại và tinh nhuệ nhưng đối thủ của họ lại quá đông và kết quả tất yếu là sự thật bại của quân Đức trên khắp các mặt trận. Cho đến khi những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô tiến về Berlin.

Còn về phía Đức mặc dù sở hữu lực lượng xe tăng hiện đại và tinh nhuệ nhưng đối thủ của họ lại quá đông và kết quả tất yếu là sự thật bại của quân Đức trên khắp các mặt trận. Cho đến khi những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô tiến về Berlin.

Hình ảnh một chiếc xe tăng Tiger I của quân Đức nằm chỏng vó bên vệ đường gần thủ đô Rome của Italy khi quân Đồng Minh tiến vào đây.

Hình ảnh một chiếc xe tăng Tiger I của quân Đức nằm chỏng vó bên vệ đường gần thủ đô Rome của Italy khi quân Đồng Minh tiến vào đây.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhin-lai-100-nam-lich-su-phat-trien-xe-tang-the-gioi-1-754430.html