Nhìn loạt bích báo 20/11, thế hệ trước bồi hồi nhớ lại ngày xưa

Làm bích báo mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một trong những kỷ niệm đẹp của thời học trò mà ai cũng đã từng trải qua.

Mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường lại ra phong trào thi đua làm báo tường. Mỗi dịp như vậy, cả lớp lại tất bật bàn nhau, chuẩn bị trước cả tháng trời.

Mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường lại ra phong trào thi đua làm báo tường. Mỗi dịp như vậy, cả lớp lại tất bật bàn nhau, chuẩn bị trước cả tháng trời.

Chắc hẳn ai cũng còn nhớ không khí háo hức ngồi cậm cụi tô vẽ, viết cảm nghĩ của mình lên những trang báo tường để được nói hết tiếng lòng, gửi gắm đến “người lái đò” cần mẫn đưa “khách” sang sông.

Chắc hẳn ai cũng còn nhớ không khí háo hức ngồi cậm cụi tô vẽ, viết cảm nghĩ của mình lên những trang báo tường để được nói hết tiếng lòng, gửi gắm đến “người lái đò” cần mẫn đưa “khách” sang sông.

Với các thế hệ học trò, trang trí báo tường vừa là kỷ niệm thân thương, vừa là món quà tri ân thầy cô giáo ý nghĩa nhất.

Với các thế hệ học trò, trang trí báo tường vừa là kỷ niệm thân thương, vừa là món quà tri ân thầy cô giáo ý nghĩa nhất.

Mỗi bài thơ được viết trang trọng trên báo tường cũng là lời chúc của học trò đến thầy cô kính yêu.

Mỗi bài thơ được viết trang trọng trên báo tường cũng là lời chúc của học trò đến thầy cô kính yêu.

Tuy mỗi thời có một cách thể hiện khác nhau nhưng đó đều là những tình cảm trân quý nhất của học trò gửi đến thầy cô của mình.

Tuy mỗi thời có một cách thể hiện khác nhau nhưng đó đều là những tình cảm trân quý nhất của học trò gửi đến thầy cô của mình.

Báo tường thời xưa thường được làm một cách khá đơn giản từ những vật dụng quen thuộc như: giấy A0, bút màu, tranh ảnh sưu tầm về thầy cô...

Báo tường thời xưa thường được làm một cách khá đơn giản từ những vật dụng quen thuộc như: giấy A0, bút màu, tranh ảnh sưu tầm về thầy cô...

Những bài viết, bài thơ về thầy cô giáo chủ yếu là xã luận, thơ văn tự viết, hoặc chép những câu danh ngôn, châm ngôn ý nghĩa về người thầy.

Những bài viết, bài thơ về thầy cô giáo chủ yếu là xã luận, thơ văn tự viết, hoặc chép những câu danh ngôn, châm ngôn ý nghĩa về người thầy.

Tranh ảnh cũng thường cắt ra từ những tờ báo, tạp chí có chủ đề liên quan đến mái trường, bạn bè.

Tranh ảnh cũng thường cắt ra từ những tờ báo, tạp chí có chủ đề liên quan đến mái trường, bạn bè.

Nhưng cho dù được tạo nên từ những vật dụng đơn giản thì tình cảm chứa đựng trong đó vẫn rất sâu nặng.

Nhưng cho dù được tạo nên từ những vật dụng đơn giản thì tình cảm chứa đựng trong đó vẫn rất sâu nặng.

Báo tường thời xưa thường có chủ đề như Người lái đò, Nhớ ơn thầy cô, Uống nước nhớ nguồn,...

Báo tường thời xưa thường có chủ đề như Người lái đò, Nhớ ơn thầy cô, Uống nước nhớ nguồn,...

Toàn bộ những bài thơ, nét vẽ trên tờ báo tường đều là do học trò tự thiết kế.

Toàn bộ những bài thơ, nét vẽ trên tờ báo tường đều là do học trò tự thiết kế.

Không chỉ là hoạt động thi đua, báo tường đẹp còn thể hiện sự sáng tạo và tình cảm của học sinh dành cho các thầy cô. Ảnh: Tổng hợp

Không chỉ là hoạt động thi đua, báo tường đẹp còn thể hiện sự sáng tạo và tình cảm của học sinh dành cho các thầy cô. Ảnh: Tổng hợp

Mời quý độc giả đón xem thêm video: 20/11 Ngày ấy và bây giờ - Kỉ niệm tuổi học trò - Nguồn: SaoStar

Hạ Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/cong-dong-tre/nhin-loat-bich-bao-2011-the-he-truoc-boi-hoi-nho-lai-ngay-xua-1625233.html