Nhu cầu có thật và chính đáng
Sau một thời gian triển khai, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) nhận được sự quan tâm, ủng hộ của xã hội. Song song với đó, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật và chính đáng. Nhiều phụ huynh và học sinh tốn công sức và chi phí hơn để tìm cơ sở dạy thêm, đặc biệt là các nhóm học sinh cuối cấp cần củng cố, nâng cao kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, bước ngoặt quyết định tương lai.
Giảm áp lực cho phụ huynh và họcsinh
Một trong điểm đáng chú ý của Thôngtư 29 là không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bôìdưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Từ khi Thông tư29 có hiệu lực, con gái lớp 4 của chị Trần Thị Tân, tổ dân phố 14, phường MườngThanh, TP. Điện Biên Phủ dừng lớp học thêm môn văn hóa. Sau thời gian học trênlớp, cháu ôn bài tại nhà, làm bài tập về nhà nếu có, thời gian vui chơi, vận động.Chị Tân chia sẻ: “Ban đầu tôi lo con không đi học thêm có thể chểnh mảng việc học,nhưng ngược lại, khi tự học con chủ động và trách nhiệm hơn với bài tập củamình. Con không đi học thêm buổi tối, gia đình tôi có nhiều thời gian bên nhau,con vui chơi thỏa thích nên cũng vui vẻ hơn. Hơn nữa vì quy định không tổ chứcdạy thêm đối với học sinh tiểu học cả trong và ngoài nhà trường nên không cònáp lực người khác học thêm, mình không học thì không theo kịp bạn bè”.

Học sinh theo học tại lớp dạy thêm củathầy Đỗ Vũ Hưng, thôn Hoàng Công Chất, xã Thanh An (huyện Điện Biên).
Với quy định mới, thay vì hết giờ họctrên trường, tiếp tục học ở nhà cô/thầy, nhiều học sinh đã có thêm thời gian tựdo vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất, kỹ năng sống, sinh hoạt cùng giađình. Tuổi thơ hồn nhiên và ý nghĩa, không phải chỉ “vùi đầu” vào việc học. Đồngthời cũng giảm áp lực kinh tế cho phụ huynh khi cho con theo đuổi các lớp họcthêm.
Nhu cầu dạy thêm, học thêm
Tuy nhiên học thêm là nhu cầu thực tếvà chính đáng của học sinh, phụ huynh. Mỗi học sinh có thể có nhu cầu học thêmkhác nhau: củng cố, ôn tập hoặc nâng cao, đào sâu kiến thức hơn. Nhất là các emhọc sinh cuối cấp THCS, THPT, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, kỳ thi tốt nghiệpTHPT, xét tuyển đại học - những kỳ thi quan trọng, có tính cạnh tranh cao, đềthi có sự phân hóa rõ ràng cho học sinh khá, giỏi.
Bởi vậy, em Đỗ Khánh Linh, lớp 9D3Trường THCS xã Pom Lót (huyện Điện Biên) cũng đăng ký các lớp học thêm phù hợpvới nhu cầu học tập của mình. Linh đang phấn đấu thi vào Trường THPT chuyên LêQuý Đôn. Em sẽ phải dự thi 3 môn chung là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và mônchuyên Sinh học. Linh hiện đang học thêm 2 môn Toán và Sinh học với tổng 4 buổi/tuầntại một trung tâm ở TP. Điện Biên Phủ. Linh chia sẻ: “Trước đây, em học thêm thâỳcô ở địa bàn, gần nhà đi lại thuận tiện. Nhưng từ khi có Thông tư về dạy thêm,học thêm, thầy cô không mở lớp nữa, em cũng không được học thầy cô dạy mìnhtrên trường nên phải tìm lớp học thêm trên thành phố, cách nhà hơn 13km”. Linhhọc ca lỡ, ca tối hoặc ca sáng cuối tuần, vì bận việc kinh doanh nên bố mẹ emthường đưa đến điểm học rồi trở về, đến giờ tan học mới lên đón. “Quãng đường cảđi cả về gần 1 tiếng đồng hồ, bố mẹ về được 1 tiếng lại chuẩn bị xe lên đón, rấtvất vả. Có những hôm bận, không đưa đi được, bố mẹ phải thuê xe đưa em lên học,tốn thêm nhiều chi phí” - Linh cho biết thêm.
Cùng có nguyện vọng ôn thi vào lớp10, hơn 10 em là học sinh Trường THCS xã Noong Hẹt(huyện Điện Biên) hiện đang đăng ký học tại cơ sở dạy thêm của ông ĐỗVăn Chánh, thôn Hoàng Công Chất, xã Thanh An, huyện Điện Biên, do thầy Đỗ VũHưng, giáo viên môn Toán học, Trường THCS xã Noong Luống giảng dạy.
Thầy Đỗ Vũ Hưng cho biết: “Theo nhucầu học tập của học sinh, tôi mở lớp ôn thi Toán vào lớp 10 cho các em học sinhcuối cấp THCS. Toán là một trong những môn thi bắt buộc, một số em cũng có nguyệnvọng thi vào trường chuyên. Từ nguyện vọng của học sinh, tôi xây dựng bài giảngphù hợp vừa củng cố, ôn tập vừa nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các em với nhiêùdạng bài bám sát đề mô phỏng và tham khảo đề thi những năm trước. Đồng thời hướngdẫn, hỗ trợ các em tự học tại nhà sao cho hiệu quả”.
Được biết lớp dạy thêm của thầy Hưngmở từ hè năm học trước. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, lớp đã tạm dừng hoạt độngđể hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ và cơ sở vật chất trở thành cơ sở dạy thêmđược cấp phép theo quy định. Ngoài lớp 9, cơ sở cũng đang mở 1 lớp ôn cơ bản vànâng cao Toán lớp 6, đều là con em tại địa bàn và các thôn, xã lân cận, khôngcó học sinh trường thầy công tác.
Trước nhu cầu ấy của học sinh và phụhuynh, tại tỉnh ta đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân đăng ký kinh doanh tổ chứchoạt động dạy thêm, học thêm có thu tiền ngoài nhà trường. Chưa ghi nhận nhữngphản hồi tiêu cực về hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, nhưng để đảmbảo quyền lợi học tập của các em và Thông tư 29 đi vào thực tế một cách hiệu quả,cần tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc dạy thêm, học thêm đúngquy định từ ngành chức năng và chính quyền địa phương.
Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/giao-duc/nhu-cau-co-that-va-chinh-dang