Những dấu hiệu tăng cân do hormone

Khi bạn tăng cân mà không có lý do rõ ràng, điều này có thể liên quan đến sự thay đổi hormone. Những thay đổi này có thể xảy ra theo tuổi tác, mãn kinh hoặc vấn đề y tế.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số dấu hiệu có thể gợi ý cho bạn rằng, tình trạng tăng cân của bạn có liên quan đến hormone:

- Cảm giác đói và thèm ăn dai dẳng, đặc biệt là thèm đồ ngọt và tinh bột.

- Mất ngủ hoặc cảm thấy năng lượng thấp mặc dù ngủ đủ giấc.

- Thường xuyên thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như cáu kỉnh, lo lắng hoặc trầm cảm.

- Khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc không cảm thấy sảng khoái sau giấc ngủ.

- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

- Mọc mụn trứng cá dù vệ sinh da sạch sẽ.

- Đổ mồ hôi thường xuyên.

- Sương mù não hoặc không có khả năng suy nghĩ rõ ràng.

Các loại hormone có thể ảnh hưởng

đến cân nặng

- Insulin: đây là hormone lưu trữ chính trong cơ thể, được sản xuất bởi tuyến tụy. Khi tế bào ngừng phản ứng với insulin, điều này được gọi là kháng insulin. Kháng insulin có liên quan đến béo phì và dẫn tới một số tình trạng khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

- Leptin là một loại hormone tạo cảm giác no. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng kháng leptin, bạn có thể sẽ ăn quá nhiều do vùng não dưới đồi không được thông báo cảm giác no. Điều này có thể dẫn tới tăng cân, béo phì.

Khi bạn tăng cân mà không có lý do rõ ràng, điều này có thể liên quan đến sự thay đổi hormone.

Khi bạn tăng cân mà không có lý do rõ ràng, điều này có thể liên quan đến sự thay đổi hormone.

- Ghrelin là hormone đói, gửi thông điệp tới vùng dưới đồi của bạn cho biết dạ dày của bạn đang trống và cần thức ăn. Chức năng chính của loại hormone này là tăng sự thèm ăn. Tuy nhiên, ở những người béo phì, dường như mức ghrelin thấp nhưng họ nhạy cảm hơn với tác dụng của nó. Sự nhạy cảm này có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều.

- Cortisol: được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Nếu mức cortisol cao mãn tính có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, tiểu đường, mức năng lượng thấp, huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ và tăng cân.

- Estrogen là một loại hormone giới tính chịu trách nhiệm điều chỉnh hệ thống sinh sản nữ, cũng như hệ thống miễn dịch, xương và mạch máu. Mức estrogen cao hay thấp đều có liên quan đến cân nặng và nhiều vấn đề sức khỏe.

Nồng độ estrogen cao có liên quan đến bệnh béo phì, tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác. Estrogen thấp cũng có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể và lượng mỡ trong cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

- Neuropeptide Y là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào trong não và hệ thần kinh, có tác dụng kích thích sự thèm ăn và giảm tiêu hao năng lượng khi nhịn ăn hoặc căng thẳng.

- Peptide giống Glucagon-1: Hormone này đóng vai trò chính trong việc giữ lượng đường trong máu ổn định và khiến bạn cảm thấy no. Nếu có vấn đề với tín hiệu GLP-1 có thể làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì.

- Cholecystokinin là một loại hormone tạo cảm giác no, được sản xuất bởi các tế bào trong ruột sau bữa ăn. Việc giảm độ nhạy đối với tác dụng của cholecystokinin có thể dẫn đến ăn quá nhiều, từ đó gây tăng cân.

- Peptide YY ở mức độ đủ được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm lượng thức ăn và giảm nguy cơ béo phì. Nếu hormone này thấp, có thể dẫn đến thèm ăn và ăn nhiều, từ đó dẫn tới tăng cân.

Vân Anh (Tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nhung-dau-hieu-tang-can-do-hormone-20240802131007419.htm