Những điều nhất định phải biết khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể, nhưng khi uống, bạn nên chú ý những điều sau để không gây hại cho cơ thể.
Không phải ai cũng hấp thụ tốt sữa đậu nành
Theo y học cổ truyền, sữa đậu nành có tính hàn, ích khí nên sẽ không phù hợp với những người tỳ vị hư hàn do sau khi uống sẽ gây đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài.
Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, tiểu đêm nhiều, di tinh,… cũng không nên sử dụng sữa đậu nành nếu không bệnh tình càng nặng thêm.
Cần đun sôi sữa đậu nành trước khi uống
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong sữa đậu nành có chứa saponin, chất ức chế men trypsin và một số hoạt chất không có lợi cho cơ thể. Vì vậy nên đun sôi sữa đậu nành trước khi uống để tránh bị buồn nôn, đau bụng, đi ngoài thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Không nên lưu trữ sữa đậu nành ở nhiệt độ cao
Sử dụng cách giảm béo bụng bằng sữa đậu nành, nhiều người thường đun sữa đậu nành trong 1 bình giữ nhiệt để uống dần. Tuy nhiên, đây lại là một hành động sai lầm bởi vi khuẩn rất dễ sinh sôi và phát triển trong môi trường sữa đậu nành ấm nóng quá lâu.
Vì vậy, sau khoảng 3 – 4 tiếng sữa đậu nành sẽ không còn tác dụng giảm mỡ bụng mà còn gây hại cho sức khỏe.
Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc
Đừng lạm dụng vì tác dụng giảm béo của sữa đậu nành mà nhiều người nghĩ càng uống nhiều sẽ càng tốt. Đối với người lớn chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu nành 1 lần để tránh bị đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa trong cơ thể.
Không nên chỉ uống sữa đậu nành để giảm cân
Mặc dù là cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhưng bạn cũng không nên chỉ uống sữa đậu nành giảm béo trong quá trình này. Để giảm mỡ bụng an toàn và hiệu quả, bạn nên lập cho mình một kế hoạch giảm mỡ hoàn hảo với một chế độ ăn uống khoa học, tất nhiên trong đó không thể thiếu sữa đậu nành kèm theo đó là chế độ luyện tập và nghỉ ngơi.
Nếu quyết tâm và kiên trì với kế hoạch này, bạn sẽ sớm sở hữu vòng eo thon gọn và săn chắc.
Không uống sữa đậu nành khi bụng đói
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành bị biến thành nhiệt và tiêu tán ra ngoài. Như vậy không thể có tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất bạn nên ăn cùng các chất có tinh bột như bánh bao, bánh mì… để giúp cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hết.
Không đánh trứng vào sữa đậu nành
Không ít người cho rằng đánh trứng cùng sữa đậu nành để uống sẽ làm tăng dinh dưỡng, phù hợp cho một bữa sáng giàu năng lượng. Nhưng hiệu quả lại ngược lại, lòng trắng trứng dễ kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành kết tủa mà cơ thể không thể hấp thu. Như vậy việc kết hợp này không những không làm tăng mà còn gây hao hụt chất dinh dưỡng.
Không dùng đường nâu trong sữa đậu nành
Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
4 nhóm người không thích hợp uống sữa đậu nành
Người bị ung thư vú
Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Vì vậy, những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.
Người bị viêm dạ dày
Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm thận, sỏi thận
Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
Người bị bệnh Gout
Những người mắc bệnh Gout cũng không nên sử dụng sữa đậu nành. Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra trong khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.
Ngoài ra, sau khi uống sữa đậu nành mà xuất hiện hiện tượng bị nhức đầu, tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác... bạn phải dừng ngay, cần được khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/nhung-dieu-nhat-dinh-phai-biet-khi-uong-sua-dau-nanh.html