Các tài liệu nghiên cứu cho biết tên khoa học của Koala là Phascolarctos Cinereus, để chỉ chi Phascolarcto (bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với phaskolos nghĩa là túi, arktos nghĩa là gấu) và loài cinereus, có nghĩa là màu xám nhạt (ashy-grey) theo tiếng Latin.
Koala là loài động vật bản địa của Australia, chủ yếu phân bố ở phần lớn các bang miền đông đất nước là Queensland, New South Wales, Victoria, cũng như một phần nhỏ bang South Australia ở khu vực phía nam.
Các tài liệu khoa học cho biết Koala chủ yếu ăn lá bạch đàn (eucalyptus), với lượng tiêu thụ khoảng 500 gram mỗi ngày. Đáng chú ý là loại lá này lại chứa nhiều chất độc, hầu hết động vật không thể ăn, song nhờ hệ tiêu hóa đặc biệt của Koala, các chất độc trong lá được hóa giải.
Koala có thể ngủ tới 20 giờ mỗi ngày, nhờ chế độ ăn ít năng lượng. Chúng chủ yếu hoạt động về đêm, cũng như vào khoảng bình minh và hoàng hôn.
Koala có thị lực kém, phải phụ thuộc nhiều vào các giác quan khác. Nhờ thính giác tuyệt vời, cũng như khứu giác nhạy bén, chúng có thể phát hiện các con vật cùng loài lẫn các loài ăn thịt khác, hoặc có thể tìm thấy thực phẩm yêu thích…
Tuổi thọ trung bình của koala sống trong tự nhiên vào khoảng 10-12 năm
Thực chất gấu Koala không phải thuộc họ gấu.
Gấu Koala mới sinh sẽ ở trong túi của gấu mẹ trong 6 tháng.
Gấu Koala đánh dấu lãnh thổ bằng tuyến mùi nằm ở ngực của nó.
Gấu Koala chủ yếu ăn lá bạch đàn và rất hiếm khi uống nước.
Một con gấu Koala trưởng thành có thể ăn khoảng 1kg lá trong một đêm.
Chúng không phải là loài động vật có tính xã hội và thường ở một mình.
Gấu Koala chỉ sinh một con mỗi năm.
Chúng giao tiếp với nhau bằng những tiếng ngáy hoặc làu bàu trong cổ họng, đôi khi là hét lên.
Hiện nay, tốc độ suy giảm cá thể của gấu Koala là một vấn đề đáng lo ngại. Được biết, trong khoảng 20 năm gần đây, có ít nhất 80% cá thể gấu Koala đã biến mất do biến đổi khí hậu.
Tổ chức Koala ở Australia (AKF) đã cảnh báo rằng hiện chỉ còn 80.000 cá thể gấu túi, không đủ gấu cái trưởng thành để sinh sản lứa tiếp theo, và loài động vậy này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.