Những làng quê cách mạng xứ Thanh ngày ấy và bây giờ: Về nơi thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Dòng sông Chu chảy qua địa phận huyện Thọ Xuân như mạch nguồn nối mãi truyền thống lịch sử của dân tộc. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, tinh thần cách mạng của quê hương, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thọ Xuân đã và đang chung sức, đồng lòng xây dựng vùng đất Lam Sơn trở thành thị xã hiện đại bên dòng sông Chu trong tương lai.

Khu di tích cách mạng Yên Trường địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

Khu di tích cách mạng Yên Trường địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

Vào những ngày tháng 8 lịch sử, chúng tôi về mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử Thọ Xuân. Từ trung tâm huyện lỵ qua cầu Hạnh Phúc bắc qua sông Chu là đến xã Thọ Lập - nơi gắn liền với Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường. Hai bên đường vào khu di tích rực rỡ cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9. Khu di tích hiện ra trước mắt với chiếc cổng mang vẻ cổ kính, sân được lát đá, khuôn viên được bao phủ bởi nhiều cây xanh. Biểu tượng khu di tích nằm phía bên trái, được làm bằng đá xanh nguyên khối với hình trống đồng - chim hạc - cờ búa liềm, không chỉ thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc luôn được gìn giữ và phát huy, mà còn là tượng trưng cho 3 chi bộ hợp nhất thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa với hào khí cách mạng, bứt phá vươn lên. Đó còn là cây đa, giếng nước, ao cá và căn nhà mái tranh, vách đất, gian bếp, chạn bát... đã gợi lên không gian làng quê xưa gần gũi, quen thuộc. Nằm giữa không gian khu di tích là nhà truyền thống được thiết kế theo kiến trúc đình làng, trong đó trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan tới sự kiện thành lập Đảng bộ tỉnh; quá trình lãnh đạo, trưởng thành và phát triển của phong trào cách mạng ở tỉnh Thanh.

Ông Thái Hữu Cường - người cao tuổi thôn Yên Trường dẫn chúng tôi vào thăm nhà truyền thống. Như nằm lòng các hiện vật, sự kiện lịch sử, ông Cường kể với niềm tự hào: “Đầu tháng 7/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp hai lần về Thọ Xuân và chắp nối liên lạc với các đồng chí trong Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Yên Trường, Yên Lược và Chỉ Tín. Đến ngày 22/7/1930, tại nhà đồng chí Lê Văn Sỹ ở làng Yên Trường, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, hội nghị thành lập Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Thọ Xuân, gồm có 7 đảng viên là Lê Văn Sỹ, Lê Văn Sỵ (là 2 anh em ruột), Lưu Xuân Ngoạn, Trịnh Quang Lịch, Lê Đình Dương, Trịnh Khiếu, Nguyễn Văn Phúc. Đồng chí Lê Văn Sỹ được cử làm bí thư chi bộ. Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng Yên Trường, quần chúng Nhân dân đã vùng lên chống bọn quan lại sách nhiễu, ức hiếp dân lành. Mở đầu là cuộc đấu tranh của Nhân dân Yên Trường chống bọn chức dịch chiếm đoạt công điền, công thổ. Đấu tranh thắng lợi nên mỗi suất đinh trong làng được chia thêm 6, 7 thước ruộng để cấy lúa, trồng màu”.

Ngày 29/7/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã tiến hành hội nghị tại nhà đồng chí Lê Văn Sỹ ở làng Yên Trường quyết định thành lập Đảng bộ Thanh Hóa. Sự ra đời của Đảng bộ Thanh Hóa là bước ngoặt trọng đại, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, mở ra trang sử hào hùng cho Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Do Yên Trường có địa hình hẻo lánh, xa trung tâm phủ lỵ, số lượng đảng viên đông, cơ sở quần chúng cách mạng rộng và chắc chắn, vì vậy, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã chọn làng Yên Trường để tổ chức Hội nghị thành lập Đảng bộ Thanh Hóa. Ngày 29/7/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã tiến hành hội nghị tại nhà đồng chí Lê Văn Sỹ ở làng Yên Trường quyết định thành lập Đảng bộ Thanh Hóa. Sự ra đời của Đảng bộ Thanh Hóa là bước ngoặt trọng đại, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, mở ra trang sử hào hùng cho Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Những hiện vật được trưng bày trong nhà truyền thống là những minh chứng sống động nhất cho tinh thần anh dũng, trung kiên của các chiến sĩ cộng sản.

Nhà truyền thống được thiết kế theo kiến trúc đình làng, tạo cảm giác gần gũi.

Nhà truyền thống được thiết kế theo kiến trúc đình làng, tạo cảm giác gần gũi.

Phát huy hào khí cách mạng năm xưa, cán bộ và Nhân dân thôn Yên Trường đã chung sức, đồng lòng trong công cuộc xây dựng quê hương. Ông Lê Hải Huệ, Bí thư Chi bộ thôn Yên Trường cho biết: “Yên Trường có 262 hộ dân với 1.152 nhân khẩu. Từ một vùng quê chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tự hào tiếp nối truyền thống quê hương, cán bộ và Nhân dân chung lưng, đấu cật đưa thôn Yên Trường về đích nông thôn kiểu mẫu vào năm 2021. Trong quá trình xây dựng thôn kiểu mẫu, chi bộ thôn đã vận động Nhân dân đóng góp số tiền là 1,950 tỷ đồng và hiến 700m2 đất. Bên cạnh đó, Nhân dân trong thôn còn tích cực lao động sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi có áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao thu nhập. Tính đến hết năm 2023, thu nhập bình quân của người dân trong thôn là 71 triệu đồng. Dự kiến đến năm 2025, Yên Trường sẽ hoàn thành các tiêu chí thôn thông minh và trở thành vùng quê đáng sống”.

Tính đến hết năm 2023, thu nhập bình quân của người dân trong thôn là 71 triệu đồng. Dự kiến đến năm 2025, Yên Trường sẽ hoàn thành các tiêu chí thôn thông minh và trở thành vùng quê đáng sống

Ông Lê Hải Huệ, Bí thư Chi bộ thôn Yên Trường

Đến thăm một mô hình trồng dưa vàng trong nhà lưới của anh Lê Văn Sơn - nông dân tiêu biểu của Yên Trường về xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, anh chia sẻ: “Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy mô hình sản xuất dưa vàng có nhiều tiềm năng và có thể áp dụng để canh tác tại địa phương. Vào năm 2018, gia đình tôi bắt đầu mua giống về trồng. Với diện tích 1.200m2 nhà lưới, trồng khoảng 2.400 cây/vụ. Để bảo đảm cây dưa phát triển đồng đều thì nguồn nước, phân bón đều được chuyển qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Đặc điểm của cây dưa vàng sẽ cho ra quả vào khoảng 75-80 ngày nên trung bình một năm sẽ trồng 3 vụ, mỗi vụ cho thu hoạch từ 2.300 – 2.400 quả, tương đương với 3 tấn/vụ. Thu nhập bình quân sau khi trừ chi phí khoảng 100 triệu đồng/năm”.

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới của gia đình anh Lê Văn Sơn.

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới của gia đình anh Lê Văn Sơn.

Không chỉ có anh Sơn, được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở địa phương tuyên truyền, nhiều hộ nông dân trong thôn Yên Trường đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất nông nghiệp, cho năng suất, chất lượng vượt trội so với sản xuất thông thường. Anh Trịnh Ngọc Tâm, một nông dân trồng mía nguyên liệu cho biết: “Gia đình tôi có 3ha trồng mía và gai xanh. Trong đó, cây chủ lực là cây mía với diện tích 2,5ha, còn lại là cây gai xanh. Từ cây mía, cây gai xanh mỗi năm có thu nhập bình quân từ 100 - 120 triệu đồng”.

Ông Trần Văn Lực, Bí thư Đảng ủy xã Thọ Lập cho biết: “Khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng bán sơn địa, người dân trên địa bàn xã Thọ Lập đã phát triển nhiều mô hình trồng cây công nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Toàn xã hiện có 95ha trồng mía, 3ha trồng dưa vàng trong nhà lưới và các mô hình nuôi ốc, lươn, trạch cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, xã Thọ Lập tiếp tục thực hiện tích tụ ruộng đất, khuyến khích nông dân thay đổi cách thức sản xuất, chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả.

Với tinh thần tiến lên và không ngừng nghỉ, Đảng ủy xã đã quán triệt đến các cấp ủy, tổ chức đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị đẩy mạnh tuyên truyền cho Nhân dân hiểu được tầm quan trọng về việc xây dựng và phát huy các tiêu chí xã nông thôn mới để làm nền tảng cho xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Ông Trần Văn Lực, Bí thư Đảng ủy xã Thọ Lập

Cùng với việc giúp Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phục, Đảng bộ, chính quyền xã Thọ Lập còn xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của địa phương. Với tinh thần tiến lên và không ngừng nghỉ, Đảng ủy xã đã quán triệt đến các cấp ủy, tổ chức đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị đẩy mạnh tuyên truyền cho Nhân dân hiểu được tầm quan trọng về việc xây dựng và phát huy các tiêu chí xã nông thôn mới để làm nền tảng cho xây dựng nông thôn mới nâng cao. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và thôn nông thôn mới kiểu mẫu, Nhân dân các thôn đã đóng góp hơn 8,650 tỷ đồng và 1.470 ngày công để xây dựng, nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của Thọ Lập ngày thêm đổi mới".

Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể Nhân dân, xã Thọ Lập quyết tâm phấn đấu trở thành xã kiểu mẫu vào năm 2025.

Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể Nhân dân, xã Thọ Lập quyết tâm phấn đấu trở thành xã kiểu mẫu vào năm 2025.

Với việc khơi dậy và phát huy lòng dân - sức dân, năm 2020, Thọ Lập là xã đầu tiên của vùng tả huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong thời gian tới, xã tiếp tục tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tập trung xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao để tạo đà đưa Thọ Lập trở thành xã kiểu mẫu vào năm 2025.

Ông Lê Văn Lực, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thọ Xuân cho biết: “Thực hiện Chương trình số 14-CTr/HU, ngày 25/2/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch, gắn với phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, các điểm du lịch huyện Thọ Xuân, giai đoạn 2021 -2025, Phòng Văn hóa - Thông tin sẽ nghiên cứu, tham mưu với UBND huyện xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, các khu di tích lịch sử, điểm du lịch có quy mô lớn, để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Bên cạnh việc đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, huyện tiếp tục phối hợp với các công ty du lịch lữ hành xây dựng công bố tour, tuyến du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân có kết nối trong và ngoài tỉnh. Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường được đặt trong tổng thể du lịch của huyện Thọ Xuân. Trong quy hoạch phát triển du lịch của huyện Thọ Xuân thì Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường là một điểm đến, không chỉ là khía cạnh tham quan du lịch mà còn là điểm đến nghiên cứu, học tập về lịch sử của dân tộc. Đồng thời là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho các thể hệ hôm nay và mai sau”.

Trong quy hoạch phát triển du lịch của huyện Thọ Xuân thì Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường là một điểm đến, không chỉ là khía cạnh tham quan du lịch mà còn là điểm đến nghiên cứu, học tập về lịch sử của dân tộc. Đồng thời là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho các thể hệ hôm nay và mai sau”.

Ông Lê Văn Lực, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thọ Xuân

Truyền thống cách mạng của quê hương và khí tiết cách mạng kiên trung của lớp lớp cha anh đang bồi đắp thêm niềm tự hào, khát vọng vươn lên cho Đảng bộ và Nhân dân xã Thọ Lập nói chung và thôn Yên Trường nói riêng. Để rồi hôm nay, vùng quê cách mạng ấy đang vươn lên trở thành vùng quê đáng sống.

Phương Anh

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/nhung-lang-que-cach-mang-xu-thanh-ngay-ay-va-bay-gio-ve-noi-thanh-lap-dang-bo-tinh-thanh-hoa-32524.htm