Những lưu ý đặc biệt từ chuyên gia về dinh dưỡng cho người lớn tuổi
Làm thế nào để những người làm con, làm cháu có thể mang đến những món quà sức khỏe ý nghĩa nhất cho ông bà, cha mẹ của mình?
Thời gian qua đi, tuổi tác cao hơn cũng đồng nghĩa với một sự thật là sức khỏe của chúng ta sẽ dần có xu hướng kém đi. Tất cả các cơ quan và hệ thống trong cơ thể sẽ khó tránh khỏi quy luật lão hóa của tự nhiên. Đó là lý do vì sao mà người cao tuổi lại là đối tượng dễ mắc phải nhiều bệnh lý hơn, điển hình có tiểu đường, mỡ máu, tiêu hóa kém, miễn dịch suy yếu…
Bên cạnh đó, giữa bối cảnh thực tế có sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh cũng sẽ khiến cho sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng một phần không nhỏ. Ví dụ như dịch bệnh COVID-19 trong thời gian trước đây cũng tác động không nhỏ đối với người cao tuổi. Dù không có thống kê chính thức nào về di chứng hậu COVID-19 đối với người cao tuổi nhưng chúng ta đều cảm nhận được rằng, họ sẽ phải chịu những di chứng về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần trong thời gian sau này.
Đó là lý do vì sao mà sức khỏe của người cao tuổi càng cần phải được ưu tiên và chú trọng, quan tâm nhiều hơn trong thời điểm hiện nay, đặc biệt là về vấn đề dinh dưỡng. Vậy làm thế nào để có thể chăm sóc vấn đề dinh dưỡng tốt nhất cho người cao tuổi? Làm thế nào để những người làm con, làm cháu có thể mang đến những món quà sức khỏe ý nghĩa nhất cho ông bà, cha mẹ của mình?
Thật tuyệt vời là điều này đã được giải đáp trong buổi livestream:"Món quà sức khỏe - Báo hiếu mẹ cha" với sự đồng hành chia sẻ từ Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Thanh - Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai và Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm VitaDairy - Thạc sĩ, Dược sĩ Ngô Huyền Trang.
Tại sao với người cao tuổi, dinh dưỡng lại quan trọng?
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Thanh - Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai: "Cơ thể con người có sự lão hóa tự nhiên theo quy luật. Khi lão hóa tự nhiên, các cơ quan trong cơ thể có sự thay đổi, từ đó cũng sẽ làm giảm các chức năng như tiêu hóa, nội tiết, tim mạch… Chính vì thế, khi có sự thay đổi về lão hóa theo quy luật thì dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng.
Nếu duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ giúp cơ thể của người cao tuổi lão hóa chậm hơn. Nhưng nếu dinh dưỡng không đủ, không đúng thì cơ thể sẽ dễ mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, gút, ung thư. Vậy nên, nếu cơ thể người cao tuổi có đủ dinh dưỡng thì họ sẽ duy trì sức khỏe tốt hơn".
Những dấu hiệu sức khỏe nào cho thấy người cao tuổi cần thay đổi chế độ ăn để có một sức khỏe tốt?
- Cơ thể bị tăng cân bất thường, không cân đối (có nhiều mỡ).
- Bị suy dưỡng, thiếu đạm.
- Bị loãng xương.
- Bị thiếu máu.
Người cao tuổi được chẩn đoán mắc tiểu đường cần thay đổi chế độ ăn như thế nào để cải thiện sức khỏe?
Theo Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm VitaDairy - Thạc sĩ, Dược sĩ Ngô Huyền Trang: "Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc chăm sóc sức khỏe sẽ cần kết hợp giữa 3 yếu tố. Thứ nhất là dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, thứ 2 là xây dựng chế độ vận động hàng ngày và cuối cùng là dinh dưỡng. Tất cả những yếu tố này sẽ bổ trợ cho nhau và không thể thiếu cái nào. Xét về chế độ dinh dưỡng, trong chế độ ăn sẽ buộc phải thay đổi. Đầu tiên là tăng lượng chất đạm lên, chọn chất béo tốt, giảm bớt tỷ lệ bột đường chứ không cần cắt toàn bộ.
Đối với các bữa ăn, ngoài những bữa chính cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng từ đạm ở thịt cá, chất béo ở dầu ăn chúng ta xào nấu và chất bột đường ở cơm, khoai.
Quan trọng hơn, bệnh nhân tiểu đường cần chia nhỏ chế độ ăn, bổ sung những bữa ăn phụ xen kẽ. Việc lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn phụ có thể là trái cây, bánh riêng cho người bệnh. Đơn giản hơn còn có thể tìm đến những loại sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường. Với người bệnh tiểu đường, bản thân những ly sữa đã chứa đủ thành phần dinh dưỡng cho một bữa ăn phụ. Điều quan trọng là những thành phần dinh dưỡng này đã được cơ cấu theo đúng tỷ lệ mà người mắc bệnh tiểu đường có thể nạp vào. Ví dụ như thành phần chất đạm được kiểm soát trong khoảng 20% tổng năng lượng, hay chất bột đường nằm trong khoảng 45% tổng năng lượng và chất béo cũng được cơ cấu sẽ chỉ lựa chọn những thành phần chất béo tốt cho tim mạch, có nguồn gốc từ thực vật".
Bên cạnh đó, trong sản phẩm sữa đặc trị chuyên biệt cũng sẽ có những nguồn hỗ trợ tốt như bổ sung, tăng cường chất xơ, thành phần vitamin khoáng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đó là lý do vì sao thời nay có thể lựa chọn những sản phẩm sữa đặc trị chuyên biệt để bổ sung trong các bữa ăn phụ. Đặc biệt là vào buổi tối, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những bữa ăn phụ tốt cho sức khỏe như vậy.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc người cao tuổi nên dành thời gian hoạt động thể chất nhiều hơn để cải thiện sức khỏe. Ví dụ như đi bộ, tập thể dục vào buổi sáng hay vui vẻ, nói chuyện nhiều hơn bên con cháu, kết nối với những câu lạc bộ dành cho người già. Điều này sẽ giúp ổn định về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, đẩy lùi các yếu tố bệnh tật khi có tuổi.