Những lưu ý khi lắp bình nóng lạnh đúng cách, an toàn

Việc lắp đặt máy nước nóng cần tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định để giúp máy hoạt động hiệu quả và an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

Bình nóng lạnh là thiết bị cần thiết trong gia đình, việc lắp đặt bình cần phải đúng kỹ thuật, quy trình để đảm bảo hiệu suất làm việc, cũng như sinh hoạt thuận tiện nhất cho các thành viên. Dưới đây là những lưu ý khi lắp đặt bình nóng lạnh.

Lắp đặt bình nóng lạnh cần phải đúng kỹ thuật, quy trình để đảm bảo hiệu suất làm việc, thuận tiện nhất cho các thành viên. Ảnh minh họa

Lắp đặt bình nóng lạnh cần phải đúng kỹ thuật, quy trình để đảm bảo hiệu suất làm việc, thuận tiện nhất cho các thành viên. Ảnh minh họa

Sử dụng nguồn điện ổn định

Máy nước nóng cần sử dụng nguồn điện ổn định và tải trọng lớn để giúp máy hoạt động hiệu quả xuyên suốt trong quá trình dùng. Vì vậy, khi tiến hành lắp đặt máy nước nóng, cần đảm bảo máy được đấu nối trực tiếp với nguồn điện chính của gia đình.

Trường hợp nếu nguồn điện trong gia đình không đủ đáp ứng, có thể trang bị thêm một chiếc Aptomat phù hợp để giúp cho nguồn điện luôn được ổn định, tránh tình trạng quá tải hay không đủ điện, làm suy giảm tuổi thọ của máy và gây mất an toàn.

Chọn vị trí lắp đặt thích hợp

Mỗi phòng tắm đều có thiết kế khách nhau nên vị trí lắp bình nóng lạnh cũng khác nhau. Tuy nhiên, có những yếu tố luôn cần được đảm bảo:

+ Độ cao tối thiểu 2m để không ảnh hưởng tới người sử dụng và tạo áp lực nước tốt tới vòi.

+ Vị trí trống, dễ lắp đặt và thuận tiện trong việc bảo trì.

+ Vị trí cách xa đồ nội thất khác để tránh dây nước.

+ Không lắp qua xa bồn chứa nước. Nếu xa, cần sử dụng bơm tăng áp để có đủ áp lực nước tới bình.

+ Phần tường gắn bình phải đảm bảo được khả năng chịu được trong lượng của máy nước nóng lạnh khi chứa nước.

+ Cần xác định vị trí bình nóng lạnh để lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước, đường điện trước.

Lưu ý khi lắp đặt bình nóng lạnh

Ngoài vị trí, trong quá trình lắp đặt, người sử dụng cần chú ý đến một số vấn đề khác như:

Lắp thêm van ở đường cấp nước lạnh cho bình nóng lạnh

Van cấp nước có tác dụng ngắt nước truyền vào bình nóng lạnh khi cần thiết. Trong quá trình sử dụng, cần lau chùi, bảo dưỡng máy định kỳ để làm sạch cặn bẩn bên trong van. Nếu không sử dụng bình nóng lạnh trong thời gian dài, nên khóa van và xả hết nước trong bình ra. Sau khi lắp van, cần kiểm tra kỹ, tránh hiện tượng nước ở van rò rỉ, có thể dẫn đến nguy cơ bị giật điện.

Ngoài ra, cũng nên lắp đặt loại van an toàn 2 chiều với hệ thống lò xo thiết kế đặc biệt phù hợp với nguồn nước có áp lực thấp ở những nơi chiều cao từ bể chứa đến bình nước nóng chỉ từ 1,5 m đến 2m. Ngoài ra, van an toàn 2 chiều còn có 2 chế độ xả áp giúp cho việc kiểm soát áp suất trong bình luôn ở giới hạn cho phép, góp phần tăng tuổi thọ cho bình chứa.

Gắn dây mát chống giật

Hầu như mọi bình nóng lạnh đều có thiết bị chống giật ELCB hoặc CB nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối nên lắp thêm dây mát chống giật cho bình nóng lạnh. Đây là bước vô cùng quan trọng. Khi thực hiện cần lưu ý dây chống giật cần phải đóng trực tiếp xuống nền. Nếu đóng vào tường sẽ làm mất tác dụng vì tường khô nên độ giải điện kém hơn.

Vận hành máy sau khi lắp đặt

Sau khi hoàn thành, cần kiểm tra bình nóng lạnh đã chắc chắn chưa, vận hành để kiểm tra nguồn nước, các mối đường ống, van của bình. Trong trường hợp bình nóng lạnh hoạt động chưa ổn, cần ngắt điện và xem lại quy trình lắp đặt sao cho chính xác nhất.

Lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Mỗi sản phẩm đều kèm theo hướng dẫn lắp đặt, để khách hàng có thể tự lắp đặt thiết bị ngay tại nhà hoặc được hỗ trợ bởi chuyên viên kỹ thuật, lắp đặt bình nóng lạnh đúng cách và an toàn nhất.

Ngoài ra, mỗi loại bình có một số khác biệt nên việc lắp đặt của mỗi loại cũng có một số khác nhau, nên tham khảo chi tiết đặc điểm từng loại bình nóng lạnh để lắp đặt chính xác nhất.

Lê Nguyệt

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nhung-luu-y-khi-lap-binh-nong-lanh-dung-cach-an-toan-332390.html