Những ngôi nhà thờ họ có kiến trúc đặc sắc bậc nhất Việt Nam

Là công trình kiến trúc tâm linh gắn liền tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, các ngôi nhà thờ họ cổ xưa không chỉ độc đáo về kiến trúc mà còn lưu giữ nhiều câu chuyện lịch sử giàu ý nghĩa.

1. Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của Di sản thế giới đô thị cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

1. Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của Di sản thế giới đô thị cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

Theo các tư liệu lịch sử, cuối năm 1802, cụ Trần Tứ Nhạc - một vị quan thanh liêm chính trực, rất được vua Gia Long tin dùng - được cử đi sứ Trung Hoa. Trước khi đi ông đã xây dựng nhà thờ tộc Trần cho con cháu mai sau và cũng để báo hiếu tổ tiên.

Theo các tư liệu lịch sử, cuối năm 1802, cụ Trần Tứ Nhạc - một vị quan thanh liêm chính trực, rất được vua Gia Long tin dùng - được cử đi sứ Trung Hoa. Trước khi đi ông đã xây dựng nhà thờ tộc Trần cho con cháu mai sau và cũng để báo hiếu tổ tiên.

Về cách xây dựng, nhà thờ tộc Trần có nét tương đồng với nhiều ngôi nhà khác trong phố cổ Hội An như xây bằng vật liệu gỗ, lợp ngói âm dương… Điểm khác biệt là ngôi nhà nằm một khu vườn diện tích lên đến 1.500 m2, là ngôi nhà cổ có khuôn viên rộng bậc nhất Hội An.

Về cách xây dựng, nhà thờ tộc Trần có nét tương đồng với nhiều ngôi nhà khác trong phố cổ Hội An như xây bằng vật liệu gỗ, lợp ngói âm dương… Điểm khác biệt là ngôi nhà nằm một khu vườn diện tích lên đến 1.500 m2, là ngôi nhà cổ có khuôn viên rộng bậc nhất Hội An.

Ngôi nhà được xây ba gian, chia làm hai nếp nhà. Nếp nhà phía trước là không gian tiếp khách và nơi lưu trú của những người trong họ. Phía sau là không gian thờ cúng với một bàn thờ lớn nằm ở vị trí trung tâm và các bàn thờ nhỏ nằm xung quanh.

Ngôi nhà được xây ba gian, chia làm hai nếp nhà. Nếp nhà phía trước là không gian tiếp khách và nơi lưu trú của những người trong họ. Phía sau là không gian thờ cúng với một bàn thờ lớn nằm ở vị trí trung tâm và các bàn thờ nhỏ nằm xung quanh.

2. Trong số hàng chục ngôi nhà cổ ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), nhà thờ họ Phạm Văn (thôn Đông, xã An Vĩnh) được xây dựng từ cách đây khoảng 200 năm, không chỉ độc đáo về kiến trúc mà còn mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

2. Trong số hàng chục ngôi nhà cổ ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), nhà thờ họ Phạm Văn (thôn Đông, xã An Vĩnh) được xây dựng từ cách đây khoảng 200 năm, không chỉ độc đáo về kiến trúc mà còn mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Ngôi nhà được xây 5 gian 2 chái theo lối kiến trúc "nhà rường đắp đất" phổ biến ở đảo Lý Sơn. Công trình xây kiểu nhà rường miền Trung, có đắp thêm lớp đất giữa hai mái để giảm bớt bức xạ nhiệt, đem lại thoáng đãng vào mùa hè và ấm cúng trong mùa đông.

Ngôi nhà được xây 5 gian 2 chái theo lối kiến trúc "nhà rường đắp đất" phổ biến ở đảo Lý Sơn. Công trình xây kiểu nhà rường miền Trung, có đắp thêm lớp đất giữa hai mái để giảm bớt bức xạ nhiệt, đem lại thoáng đãng vào mùa hè và ấm cúng trong mùa đông.

Trải qua quá trình tu sửa cách đây khoảng 100 năm, ngôi nhà khung gỗ được xây thêm hàng hiên bằng bê tông vững chắc mang ảnh hưởng kiến trúc phương Tây ở mặt tiền. Các họa tiết, hoa văn trang trí của ngôi nhà thể hiện tín ngưỡng tâm linh văn hóa Việt.

Trải qua quá trình tu sửa cách đây khoảng 100 năm, ngôi nhà khung gỗ được xây thêm hàng hiên bằng bê tông vững chắc mang ảnh hưởng kiến trúc phương Tây ở mặt tiền. Các họa tiết, hoa văn trang trí của ngôi nhà thể hiện tín ngưỡng tâm linh văn hóa Việt.

Ngôi nhà là nơi thờ tự Cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật cùng các tiền nhân họ Phạm Văn - dòng họ có vai trò quan trọng trong công cuộc khai phá đảo Lý Sơn và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngôi nhà là nơi thờ tự Cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật cùng các tiền nhân họ Phạm Văn - dòng họ có vai trò quan trọng trong công cuộc khai phá đảo Lý Sơn và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

3. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nhà thờ họ Dương, còn gọi là nhà cổ Bình Thủy, là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ. Ngôi nhà được ông Dương Chấn Kỷ, một thương gia giàu có cho xây dựng vào năm 1870.

3. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nhà thờ họ Dương, còn gọi là nhà cổ Bình Thủy, là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ. Ngôi nhà được ông Dương Chấn Kỷ, một thương gia giàu có cho xây dựng vào năm 1870.

Vể tổng thể, đây là một khu nhà ba gian hai chái, nền nhà cao hơn mặt sân 1 mét, có bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã kết nối nhà với khoảng sân rộng. Công trình được xây theo trào lưu Tây phương thịnh hành kết hợp với những nét phong cách kiến trúc truyền thống.

Vể tổng thể, đây là một khu nhà ba gian hai chái, nền nhà cao hơn mặt sân 1 mét, có bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã kết nối nhà với khoảng sân rộng. Công trình được xây theo trào lưu Tây phương thịnh hành kết hợp với những nét phong cách kiến trúc truyền thống.

Nét phương Tây thể hiện ở mặt tiền với các vòm cửa cao rộng trang trí phù điêu đắp nổi mang đậm phong cách châu Âu cổ điển. Nét "ta" nằm ở hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn được nối kết bằng mộng – ngoàm.

Nét phương Tây thể hiện ở mặt tiền với các vòm cửa cao rộng trang trí phù điêu đắp nổi mang đậm phong cách châu Âu cổ điển. Nét "ta" nằm ở hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn được nối kết bằng mộng – ngoàm.

Gian giữa ngôi nhà là bàn thờ gia tộc họ Dương. Dòng họ này khởi nghiệp ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ 18 với thế hệ thứ nhất là ông Dương Văn Đạo khai phá ở vùng Nha Mân, Đồng Tháp. Thế hệ thứ hai là ông Dương Văn Hưng chuyển đến sinh cơ lập nghiệp ở làng Bình Thủy, Cần Thơ.

Gian giữa ngôi nhà là bàn thờ gia tộc họ Dương. Dòng họ này khởi nghiệp ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ 18 với thế hệ thứ nhất là ông Dương Văn Đạo khai phá ở vùng Nha Mân, Đồng Tháp. Thế hệ thứ hai là ông Dương Văn Hưng chuyển đến sinh cơ lập nghiệp ở làng Bình Thủy, Cần Thơ.

Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-ngoi-nha-tho-ho-co-kien-truc-dac-sac-bac-nhat-viet-nam-2021982.html