Những quốc gia nào trên thế giới vẫn còn Chế độ hoàng gia?
Trong khi tất cả các quốc gia xã hội chủ nghĩa đều đã bỏ vua, vẫn còn nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì chế độ quân chủ với vua hoặc nữ hoàng là người trị vì đất nước.
Hiện nay, tất cả các quốc gia xã hội chủ nghĩa đều đã bỏ vua và trên thế giới chỉ còn trên 50 nước có vua. Trên thực tế, con số này còn ít hơn, chỉ gần 30 nước thực sự có vua của mình.
Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, thái tử Charles ngay lập tức kế vị, lấy tước hiệu là Vua Charles III.
Hiện Vua Charles II là nguyên thủ quốc gia không chỉ ở Vương quốc Anh mà còn ở 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Australia và Canada, New Zealand. Ông cũng sẽ trở thành nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung gồm 56 thành viên, dù đó không phải là vị trí cha truyền con nối. Việc kế vị của ông được các nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung thông qua tại một cuộc họp ở London hồi năm 2018.
Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II, Quốc vương cầm quyền lâu nhất và cũng là nữ hoàng duy nhất còn trị vì ở châu Âu. Bà cũng đã kỷ niệm 50 năm lên ngôi báu.
Nữ hoàng Margrethe, 83 tuổi, rất nổi tiếng vì tài năng nghệ thuật. Bà Margrethe được tấn phong Nữ hoàng Đan Mạch năm 31 tuổi, vào ngày 14/1/1972. Nữ hoàng nhiều lần nói rằng bà sẽ tại vị cho đến khi qua đời. Bà tiết lộ sẽ chỉ nghĩ đến chuyện thoái vị nếu bản thân bị bệnh nặng. Người được chọn kế vị bà là Thái tử Frederik, hiện 55 tuổi.
Còn ở thời điểm hiện tại, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah trở thành vị quân vương nắm quyền lâu nhất thế giới sau khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời năm ngoái. Ông Bolkiah lên ngôi vua vào năm 1967, tính đến nay đã nắm quyền được gần 55 năm.
Theo Hiến pháp Brunei năm 1959, Quốc vương nắm giữ mọi quyền hành, kể cả trong trường hợp khẩn cấp. Trong Hiến pháp sửa đổi năm 2006, nhà vua là người “không thể sai lầm”.
Quốc vương Bolkiah kiêm nhiệm chức Thủ tướng Brunei kể từ năm 1984. Ông cũng kiêm nhiệm các vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao, và Bộ trưởng Tài chính. Ông vừa là Tổng tư lệnh quân đội hoàng gia, vừa là người nắm quyền cao nhất trong hàng ngũ lực lượng cảnh sát.
Brunei là quốc gia Đông Nam Á với khoảng 438.000 dân. Quốc vương được cho là sở hữu khối tài sản khoảng 30 tỉ USD. Ông từng mua máy bay Boeing 747 thiết kế riêng với giá 400 triệu USD. Quốc vương Brunei cũng sở hữu 7.000 xe sang, trong đó có 600 chiếc thuộc nhãn hiệu Rolls Royce.
Quốc vương Bolkiah sinh ngày 15/7/1946; tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst ở Anh vào năm 1967. Cha của ông, Omar Ali Saifuddien III, thoái vị vào năm 1967 và ông lên ngôi vào ngày 5/10 năm đó ở tuổi 21. Người vợ của Quốc vương Bolkiah là Công chúa Pengiran Anak Saleha, thành viên Hoàng gia và sau này trở thành hoàng hậu. Con trai cả của Quốc vương Bolkiah, Al-Muhtadee Billah, 48 tuổi, hiện là Thái tử Brunei. Thái tử Billah là quan chức cấp cao thuộc văn phòng Thủ tướng và mang hàm tướng trong quân đội hoàng gia Brunei.
Vậy, trên thế giới hiện vẫn còn khá nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ theo chế độ quân chủ, với vua là người đứng đầu, cho dù đa số chỉ mang tính biểu tượng.
Cụ thể, ở châu Âu có Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển.
Châu Á có Ả Rập Saudi, Bahrain, Bhutan, Brunei, Campuchia, Jordan, Kuwait, Malaysia, Nhật Bản, Oman, Qatar, Thái Lan.
Châu Phi có Lesotho, Swaziland, và châu Úc có Tonga.
Các nước và đảo quốc Canada; Belize; Antigua và Barbuda; Bahamas; Barbados; Grenada; Jamaica; Saint Kitts và Nevis; Saint Lucia; Saint Vincent và Grenadines (châu Mỹ); các nước New Zealand, Papua New Guinea, Úc, đảo quốc Solomon, Tuvalu (châu Úc) - thì Nữ hoàng Anh Elizabeth II (nay là vua Charle III là vua danh dự). Ngoài ra ở châu Âu còn có chế độ Đại Công quốc ở Andorra, Liechtenstein, Công quốc Monaco.