Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 19/9 - 24/9
Đức tiến hành quốc hứu hóa Tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper; ADNOC muốn mua lại hãng giao dịch hàng hóa Gunvor Group... là những điểm nhấn nổi bật trên bức tranh thị trường năng lượng toàn cầu tuần qua.
1. Chính phủ Đức, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper và cổ đông lớn của họ, Fortum, đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Đức sẽ quốc hữu hóa nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của đất nước, các nguồn thạo tin nói với Bloomberg.
Theo nguồn tin của Bloomberg, Chính phủ Đức sẽ đưa ra thông báo về việc quốc hữu hóa sớm nhất là trong tuần này.
2. Bloomberg và Reuters trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, người khổng lồ dầu mỏ nhà nước của UAE ADNOC được cho là đang xem xét mua lại toàn bộ hoặc một phần nhà giao dịch hàng hóa Gunvor Group.
Theo Bloomberg, Công ty dầu khí quốc gia Abu Dhabi đã trải qua các cuộc đàm phán giai đoạn đầu về việc mua nhà cung cấp hàng hóa để sáp nhập chi nhánh thương mại của ADNOC với Gunvor.
3. Nhập khẩu dầu thô và than của Trung Quốc từ Nga đã bùng nổ vào tháng 8. Nhưng mặc dù nguồn cung tăng vọt, Nga vẫn phải nhường lại vị trí nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Ả Rập Xê-út lần đầu tiên sau bốn tháng.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu dầu của Nga, bao gồm cả nguồn cung cấp được bơm qua đường ống Đông Siberia Thái Bình Dương (ESPO) và các chuyến hàng bằng đường biển từ các cảng Châu Âu và Viễn Đông của Nga, đạt tổng cộng 8,342 triệu tấn, tăng 28% so với năm ngoái.
4. Trong nỗ lực giành lại thị phần của Trung Quốc từ Nga, Iran được cho là đang chuẩn bị giảm giá dầu thô được lưu trữ ngoài khơi Singapore, The Straits Times dẫn nguồn tin giấu tên cho biết.
Nếu Iran chào bán dầu thô của mình cho Trung Quốc với mức chiết khấu lớn, điều đó có thể cho thấy sự lạc quan về việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với phương Tây và việc đảo ngược các lệnh trừng phạt.
5. Reuters đưa tin, hai tập đoàn năng lượng khổng lồ của Đức RWE và Uniper gần đạt được thỏa thuận để mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lâu dài của Qatar.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tuyên bố mục tiêu đầy tham vọng của mình là thay thế toàn bộ năng lượng nhập khẩu của Nga vào giữa năm 2024, một công việc cần nhiều nỗ lực đối với một quốc gia chủ yếu dựa vào khí đốt tự nhiên để cung cấp điện cho ngành công nghiệp của mình.