Những tháp mộ cổ nằm giữa lòng Hà Nội nhưng ít người biết đến

Khi nhìn thấy những tòa tháp nhuốm màu thời gian này ở Hà Nội, rất nhiều người không hề biết rằng đây là mộ của các bậc cao tăng.

Nằm trong ngõ Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Liên Phái là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Phía sau chùa, trên gò đất cao làkhu vườn tháp với 7 ngôi tháp mộ - nơi cất tro cốt và xá lợi của những bậc cao tăng trụ trì.

Nằm trong ngõ Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Liên Phái là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Phía sau chùa, trên gò đất cao làkhu vườn tháp với 7 ngôi tháp mộ - nơi cất tro cốt và xá lợi của những bậc cao tăng trụ trì.

Ở trung tâm vườn tháp là tháp mộ thờ Tổ Cứu Sinh (1696 - 1733), vị tổ lập chùa Liên Phái. Tòa tháp có niên đại gần 300 năm. Đây là ngôi tháp cổ nhất được biết đến ở nội thành Hà Nội ngày nay.

Ở trung tâm vườn tháp là tháp mộ thờ Tổ Cứu Sinh (1696 - 1733), vị tổ lập chùa Liên Phái. Tòa tháp có niên đại gần 300 năm. Đây là ngôi tháp cổ nhất được biết đến ở nội thành Hà Nội ngày nay.

Theo sách "Chùa Liên Pháp, danh lam nổi tiếng Hà Thành", những ngôi tháp mộ còn lại lần lượt thờ tổ các đời tiếp theo của chùa, trong đó có 3 cái tên được ghi lại gồm Bảo Sơn Tính Dược Hòa thượng, Từ Phong Hải Quýnh Hòa thượng, Kim Liên Tịch Truyền Hòa thượng.

Theo sách "Chùa Liên Pháp, danh lam nổi tiếng Hà Thành", những ngôi tháp mộ còn lại lần lượt thờ tổ các đời tiếp theo của chùa, trong đó có 3 cái tên được ghi lại gồm Bảo Sơn Tính Dược Hòa thượng, Từ Phong Hải Quýnh Hòa thượng, Kim Liên Tịch Truyền Hòa thượng.

Các tháp mộ đã nhuốm màu thời gian.

Ngoài chữ Nho, bề mặt tháp còn có chữ Phạn và tranh cảnh vật. Tuy chỉ là tháp mộ nhưng kiểu thức và họa tiết không hề đơn điệu.

Trên mái các tòa tháp mộ là kiểu trang trí đao cong cổ xưa; trên đỉnh có hình bông sen hoặc bầu nước cam lộ.

Chùa Hưng Ký (phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có không được xây dựng từ gỗ, gạch ngói theo cách thông thường mà được làm từ gốm sứ. Tháp mộ ở đây cũng được làm từ vật liệu này.

Chùa Hưng Ký (phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có không được xây dựng từ gỗ, gạch ngói theo cách thông thường mà được làm từ gốm sứ. Tháp mộ ở đây cũng được làm từ vật liệu này.

Ở tầng một của tháp, mặt trước có vòm cửa thông với lòng tháp. Viền cửa được trang trí tỉ mỉ với hai câu đối ở hai bên, mí cửa trang trí hoa lá bằng gốm. Bên trong lòng tháp có bài vị của các bậc trụ trì. Mặt bên có những chữ tiếng Phạn.

Ở tầng một của tháp, mặt trước có vòm cửa thông với lòng tháp. Viền cửa được trang trí tỉ mỉ với hai câu đối ở hai bên, mí cửa trang trí hoa lá bằng gốm. Bên trong lòng tháp có bài vị của các bậc trụ trì. Mặt bên có những chữ tiếng Phạn.

Phần trên của tháp có các chữ Nho; mái đao cong theo phong cách truyền thống, chạm trổ thêm hình rồng, phần đỉnh là hoa sen. Sư thầy tại chùa Hưng Ký cho biết: "Tháp mộ còn được gọi là giác đỉnh, nơi thờ phụng những cao tăng đã viên tịch. Các tháp mộ thường chỉ có 2 đến 3 tầng, nếu cao hơn thì thường là tháp Phật".

Phần trên của tháp có các chữ Nho; mái đao cong theo phong cách truyền thống, chạm trổ thêm hình rồng, phần đỉnh là hoa sen. Sư thầy tại chùa Hưng Ký cho biết: "Tháp mộ còn được gọi là giác đỉnh, nơi thờ phụng những cao tăng đã viên tịch. Các tháp mộ thường chỉ có 2 đến 3 tầng, nếu cao hơn thì thường là tháp Phật".

Hà Nội có một ngôi chùa khác cũng trang trí tháp mộ bằng gốm, đó là chùa Bà Đá - Linh Quang tự nằm tại số 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm.

Hà Nội có một ngôi chùa khác cũng trang trí tháp mộ bằng gốm, đó là chùa Bà Đá - Linh Quang tự nằm tại số 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm.

Không như những tháp mộ khác để một ô hở, tháp mộ tại chùa Bà Đá làm kín hết các mặt và chạm khắc bài vị lên mặt chính.

Không như những tháp mộ khác để một ô hở, tháp mộ tại chùa Bà Đá làm kín hết các mặt và chạm khắc bài vị lên mặt chính.

Trên mái các tòa tháp vẫn là họa tiết mái đao cong cổ xưa và đỉnh là bầu nước cam lộ.

Trên mái các tòa tháp vẫn là họa tiết mái đao cong cổ xưa và đỉnh là bầu nước cam lộ.

Các họa tiết xưa cũ đã bị bong tróc theo thời gian. Khác với các chùa thường để tháp mộ ở sau gian thờ tổ, chùa Bà Đá để tháp mộ ngay chính diện lối đi vào. Nằm gần nhiều điểm vui chơi nên nơi đây thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Các họa tiết xưa cũ đã bị bong tróc theo thời gian. Khác với các chùa thường để tháp mộ ở sau gian thờ tổ, chùa Bà Đá để tháp mộ ngay chính diện lối đi vào. Nằm gần nhiều điểm vui chơi nên nơi đây thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/nhung-thap-mo-co-nam-giua-long-ha-noi-nhung-it-nguoi-biet-den-ar888492.html