Những trái cây chứa nhiều kali nên ăn thường xuyên

Những trái cây giàu kali, đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện, cả về thể chất và tinh thần.

Kali là một khoáng chất quan trọng với nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường lượng kali có thể hỗ trợ giảm huyết áp, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và giảm khả năng phát sinh sỏi thận...

Việc bổ sung kali thông qua một bữa ăn với những thực phẩm giàu kali luôn là lựa chọn được khuyến khích.

Nhu cầu kali cần thiết mỗi ngày cho người bình thường là khoảng 4.700 miligam (mg) kali, được cung cấp chủ yếu qua nguồn thực phẩm giàu kali.

Dưới đây là một số loại trái cây giàu kali nên ăn thường xuyên.

Chuối

Chuối là một loại trái cây giàu kali với một quả chuối trung bình cung cấp khoảng 422 mg kali, chiếm 9% lượng kali cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Mặc dù con số này không thấp, nhưng nhiều loại hoa quả khác có thể cung cấp lượng kali cao hơn.

Ăn chuối trong vòng 2-3 giờ sau bữa tối rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh phunuvagiadinh

Ăn chuối trong vòng 2-3 giờ sau bữa tối rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh phunuvagiadinh

Đối với những người thường xuyên hoạt động căng thẳng, stress hoặc làm việc nặng, kali có thể bị mất mát nhanh chóng. Do đó, chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích việc tiêu thụ chuối hàng ngày để giúp cơ thể hồi phục và giảm căng thẳng một cách hiệu quả.

Táo

Táo là loại thực phẩm có tính kiềm cao, chứa kali. Táo có thể nhanh chóng trung hòa các chất axit dư thừa trong cơ thể (bao gồm các chất axit được tạo ra từ quá trình trao đổi chất khi tập thể dục và các chất chuyển hóa có tính axit trong cơ thể), giúp axit uric đào thải ra ngoài.

Trên đây là những loại trái cây rất giàu vitamin và kali. Hãy thường xuyên bổ sung những loại trái cây này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.

Quả bơ

Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin K, folate và kali. Một quả bơ (khoảng 136g) chứa 345mg kali, chiếm gần 15% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Bơ ít natri, có lợi cho người cao huyết áp, nhất là người cần tăng lượng kali, giảm natri.

Quả bơ không chỉ ngon béo ngậy mà còn đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh minh họa

Quả bơ không chỉ ngon béo ngậy mà còn đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh minh họa

Đậu lăng

Đậu lăng, một loại cây họ đậu nhỏ và tròn, là nguồn cung cấp nhiều chất xơ và cũng giàu protein.

Một chén đậu lăng nấu chín có thể chứa lượng kali lên đến 731mg.

Đậu lăng thường được sử dụng như một nguồn bổ sung tốt trong các món súp hoặc món hầm. Đối với những người muốn tìm kiếm lựa chọn nhanh chóng, đậu lăng đóng hộp có thể là một giải pháp thuận tiện hơn so với đậu lăng khô. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cần rửa sạch đậu lăng đóng hộp trước khi sử dụng để loại bỏ lượng natri thừa.

Khoai tây

Khoai tây là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời và việc nướng khoai tây với vỏ vẫn được coi là lựa chọn tốt nhất vì vỏ khoai tây chứa nhiều kali.

Một củ khoai tây nướng với vỏ có thể cung cấp 941mg kali. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây chiên thường thiếu chất dinh dưỡng và chứa thêm chất béo từ dầu và quá trình chiên, khiến chúng trở thành một lựa chọn ít lành mạnh hơn. Ngoài ra, khoai tây chiên cũng chứa một lượng natri cao, có thể làm giảm tác dụng của kali.

Sầu riêng

Sầu riêng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trái cây, người bệnh gút ăn một ít sầu riêng cũng rất tốt. Sầu riêng rất giàu kali và vitamin C.

Kali có thể ức chế hiệu quả sự kết tủa của axit uric, trong khi vitamin C giúp hòa tan các tinh thể axit uric kết tủa và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể một cách kịp thời.

Tuy nhiên, sầu riêng có hàm lượng đường và calo cao nên chúng ta không nên ăn quá nhiều, tốt nhất là không quá 100gram/ngày.

Rau xanh

Rau xanh là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất hiện nay. Việc ăn ít nhất một khẩu phần rau lá xanh mỗi ngày có thể giúp chậm quá trình suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Các loại rau lá xanh không chỉ có hàm lượng calo thấp mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, chúng thường cung cấp một lượng kali tốt: Như một cốc rau dền nấu chín có thể chứa tới 846mg kali hay một chén rau bina nấu chín cung cấp khoảng 838mg kali.

Lưu ý khi bổ sung thực phẩm nhiều kali

Đối với những người duy trì một chế độ ăn giàu rau, trái cây và đậu, họ có thể đảm bảo cung cấp đủ kali trong chế độ ăn hàng ngày của mình mà không cần sử dụng chất bổ sung.

Đồng thời, giảm tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh, có hàm lượng natri cao, cũng là một biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe. Phương pháp này không chỉ giúp duy trì lượng kali ở mức lành mạnh mà còn tăng cường sự đa dạng về chất dinh dưỡng và vitamin từ thức ăn tự nhiên, đóng góp vào sự cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.

Một chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm giàu kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện, cả về khía cạnh thể chất và tinh thần.

Lê Nguyệt

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nhung-trai-cay-chua-nhieu-kali-nen-an-thuong-xuyen-305668.html