Những tuần dương hạm lớp Kirov của Liên Xô nay đi về đâu?

Những tuần dương hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Kirov, biểu tượng sức mạnh một thời của Hải quân Liên Xô đã đi đâu, sau khi Liên Xô tan rã?

 Tàu tuần dương lớp Kirov (Đề án 1144) là tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên và duy nhất của Hải quân Liên Xô, có sức mạnh đủ sức đương đầu với cả biên đội tàu sân bay Mỹ. Vũ khí tiến công của nó, chủ yếu là tên lửa chống hạm, nên được mệnh danh là lớp tàu “sát thủ tàu sân bay”.

Tàu tuần dương lớp Kirov (Đề án 1144) là tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên và duy nhất của Hải quân Liên Xô, có sức mạnh đủ sức đương đầu với cả biên đội tàu sân bay Mỹ. Vũ khí tiến công của nó, chủ yếu là tên lửa chống hạm, nên được mệnh danh là lớp tàu “sát thủ tàu sân bay”.

Lớp tàu Kirov được Hải quân Liên Xô bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 1960; sau nhiều lần chỉnh sửa thiết kế, đến năm 1977, chiếc tàu đầu tiên của lớp này mang tên Kirov (tên một nhà lãnh đạo của cách mạng Liên Xô), được đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô.

Lớp tàu Kirov được Hải quân Liên Xô bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 1960; sau nhiều lần chỉnh sửa thiết kế, đến năm 1977, chiếc tàu đầu tiên của lớp này mang tên Kirov (tên một nhà lãnh đạo của cách mạng Liên Xô), được đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô.

Theo kế hoạch sẽ có 5 chiếc tàu tuần dương lớp Kirov được đóng, nhưng chỉ có 4 chiếc đóng xong thì Liên Xô tan rã (4 chiếc lần lượt đó là Kirov, Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nasimov và chiếc Peter Đại đế). Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Nga được kế thừa toàn bộ số tàu này.

Theo kế hoạch sẽ có 5 chiếc tàu tuần dương lớp Kirov được đóng, nhưng chỉ có 4 chiếc đóng xong thì Liên Xô tan rã (4 chiếc lần lượt đó là Kirov, Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nasimov và chiếc Peter Đại đế). Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Nga được kế thừa toàn bộ số tàu này.

Sau khi Liên Xô tan rã, do khủng hoảng kinh tế dẫn đến ngân sách quốc phòng của Nga bị giảm mạnh. Lúc này Hải quân Nga cũng không có nhu cầu, nên năm 1994, chiếc Đô đốc Lazarev bị hạn chế hoạt động và vào năm 1999 chuyển sang biên chế dự bị; còn chiếc Kirov thì đưa vào niêm cất.

Sau khi Liên Xô tan rã, do khủng hoảng kinh tế dẫn đến ngân sách quốc phòng của Nga bị giảm mạnh. Lúc này Hải quân Nga cũng không có nhu cầu, nên năm 1994, chiếc Đô đốc Lazarev bị hạn chế hoạt động và vào năm 1999 chuyển sang biên chế dự bị; còn chiếc Kirov thì đưa vào niêm cất.

Năm 2013, với sự gia tăng của giá dầu quốc tế, tình hình kinh tế của Nga đã được cải thiện ở mức độ nhất định; khi đó Hải quân Nga đã quyết định sửa chữa một số tàu cũ từ thời Liên Xô, để tăng cường sức mạnh hải quân.

Năm 2013, với sự gia tăng của giá dầu quốc tế, tình hình kinh tế của Nga đã được cải thiện ở mức độ nhất định; khi đó Hải quân Nga đã quyết định sửa chữa một số tàu cũ từ thời Liên Xô, để tăng cường sức mạnh hải quân.

Vào thời điểm đó, ngoài chiếc Kirov đã được lên kế hoạch tháo dỡ, Hải quân Nga vẫn còn ba chiếc thuộc lớp Kirov là Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nasimov và chiếc Peter Đại đế. Hải quân Nga đã chọn 2 chiếc sau có tuổi đời trẻ hơn và khả năng bảo quản tốt hơn để nâng cấp.

Vào thời điểm đó, ngoài chiếc Kirov đã được lên kế hoạch tháo dỡ, Hải quân Nga vẫn còn ba chiếc thuộc lớp Kirov là Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nasimov và chiếc Peter Đại đế. Hải quân Nga đã chọn 2 chiếc sau có tuổi đời trẻ hơn và khả năng bảo quản tốt hơn để nâng cấp.

Đến năm 2019, chi tiêu quân sự của Nga thiếu hụt trầm trọng, Hải quân Nga quyết tâm từ bỏ và tháo dỡ Đô đốc Lazarev lúc này đã gần 40 năm tuổi, nhưng thực tế chỉ phục vụ được 9 năm.

Đến năm 2019, chi tiêu quân sự của Nga thiếu hụt trầm trọng, Hải quân Nga quyết tâm từ bỏ và tháo dỡ Đô đốc Lazarev lúc này đã gần 40 năm tuổi, nhưng thực tế chỉ phục vụ được 9 năm.

Ngoài việc bảo trì kém do thiếu kinh phí, thì tình trạng kỹ thuật kém của các tàu tuần dương lớp Kirov cũng là một yếu tố chính khiến chúng bị bỏ rơi. Do không có đủ dự trữ kỹ thuật từ thời Liên Xô, nên việc hoàn thiện hệ thống động lực và hệ thống vũ khí của tàu tuần dương lớp Kirov là tương đối thấp.

Ngoài việc bảo trì kém do thiếu kinh phí, thì tình trạng kỹ thuật kém của các tàu tuần dương lớp Kirov cũng là một yếu tố chính khiến chúng bị bỏ rơi. Do không có đủ dự trữ kỹ thuật từ thời Liên Xô, nên việc hoàn thiện hệ thống động lực và hệ thống vũ khí của tàu tuần dương lớp Kirov là tương đối thấp.

Về hệ thống động lực, do kích thước của tàu liên tục được mở rộng trong quá trình thiết kế, nên các lò phản ứng hạt nhân phù hợp với nó cũng phải được nâng cấp trên cơ sở thiết kế ban đầu, nên sản phẩm cuối cùng không được hoàn hảo, nhất là về độ tin cậy.

Về hệ thống động lực, do kích thước của tàu liên tục được mở rộng trong quá trình thiết kế, nên các lò phản ứng hạt nhân phù hợp với nó cũng phải được nâng cấp trên cơ sở thiết kế ban đầu, nên sản phẩm cuối cùng không được hoàn hảo, nhất là về độ tin cậy.

Mặc dù hai lò phản ứng KN3 có thể tạo ra tổng công suất 140.000 mã lực khi dẫn động hai tuabin hơi nước GTEHA-653, nhưng nhìn chung các thủy thủ trên tàu đều phản hồi rằng, hệ thống động lực của tàu lớp Kirov vô cùng phức tạp và “mỏng manh”; phải có kỹ năng thành thạo, thì thủy thủ mới có thể vận hành an toàn.

Mặc dù hai lò phản ứng KN3 có thể tạo ra tổng công suất 140.000 mã lực khi dẫn động hai tuabin hơi nước GTEHA-653, nhưng nhìn chung các thủy thủ trên tàu đều phản hồi rằng, hệ thống động lực của tàu lớp Kirov vô cùng phức tạp và “mỏng manh”; phải có kỹ năng thành thạo, thì thủy thủ mới có thể vận hành an toàn.

Và các nhà thiết kế Liên Xô dường như biết vấn đề này, nên để khắc phục thời gian ngừng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, họ đã trang bị cho tàu thêm hai nồi hơi đốt dầu, để cung cấp năng lượng dự phòng.

Và các nhà thiết kế Liên Xô dường như biết vấn đề này, nên để khắc phục thời gian ngừng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, họ đã trang bị cho tàu thêm hai nồi hơi đốt dầu, để cung cấp năng lượng dự phòng.

Về vũ khí trên các tàu tuần dương lớp Kirov cũng không đạt yêu cầu; trong quá trình chế tạo lớp tàu này, hỏa lực phòng không dự kiến là sự kết hợp của tên lửa phòng không tầm xa F300FM + tên lửa phòng không tầm ngắn Tor, nhưng trong thực tế, cả hai đều chưa kịp hoàn thiện.

Về vũ khí trên các tàu tuần dương lớp Kirov cũng không đạt yêu cầu; trong quá trình chế tạo lớp tàu này, hỏa lực phòng không dự kiến là sự kết hợp của tên lửa phòng không tầm xa F300FM + tên lửa phòng không tầm ngắn Tor, nhưng trong thực tế, cả hai đều chưa kịp hoàn thiện.

Nền kinh tế trì trệ và nguồn dự trữ kỹ thuật yếu, đã góp phần vào tương lai ảm đạm của các tàu tuần dương lớp Kirov. Ngoài chiếc Đô đốc Lazarev được tháo dỡ lần này, số phận của 3 chiếc tuần dương hạm khác thuộc lớp Kirov cũng được coi là không hề “sáng sủa”.

Nền kinh tế trì trệ và nguồn dự trữ kỹ thuật yếu, đã góp phần vào tương lai ảm đạm của các tàu tuần dương lớp Kirov. Ngoài chiếc Đô đốc Lazarev được tháo dỡ lần này, số phận của 3 chiếc tuần dương hạm khác thuộc lớp Kirov cũng được coi là không hề “sáng sủa”.

Ngay sau khi đưa vào hoạt động, tàu Kirov đã bị lỗi hộp số bên trái, và việc sửa chữa nó phải tiến hành hai lần. Một vụ tai nạn lò phản ứng vào năm 1990 đã kết thúc hoàn toàn số phận của con tàu; kể từ đó, Kirov đã mất khả năng “tự di chuyển”, số phận của nó phụ thuộc vào các tàu kéo.

Ngay sau khi đưa vào hoạt động, tàu Kirov đã bị lỗi hộp số bên trái, và việc sửa chữa nó phải tiến hành hai lần. Một vụ tai nạn lò phản ứng vào năm 1990 đã kết thúc hoàn toàn số phận của con tàu; kể từ đó, Kirov đã mất khả năng “tự di chuyển”, số phận của nó phụ thuộc vào các tàu kéo.

Sau khi tháo dỡ nhiên liệu hạt nhân, Kirov được sử dụng làm tàu dự phòng và chủ yếu cung cấp phụ tùng thay thế cho ba tàu khác cùng lớp. Vào năm 2015, Kirov đã ngừng hoạt động hoàn toàn và dự định sẽ được tháo dỡ trong tương lai gần.

Sau khi tháo dỡ nhiên liệu hạt nhân, Kirov được sử dụng làm tàu dự phòng và chủ yếu cung cấp phụ tùng thay thế cho ba tàu khác cùng lớp. Vào năm 2015, Kirov đã ngừng hoạt động hoàn toàn và dự định sẽ được tháo dỡ trong tương lai gần.

Tình trạng của tàu số 3 Đô đốc Nasimov cũng tương tự như tàu số 1 và 2. Con tàu bị đình chỉ vào năm 1997 do hỏng lò phản ứng, và được cho ngừng hoạt động một thời gian ngắn vào năm 1999, cho đến khi quân đội Nga tiếp tục cho tàu hoạt động vào năm 2005.

Tình trạng của tàu số 3 Đô đốc Nasimov cũng tương tự như tàu số 1 và 2. Con tàu bị đình chỉ vào năm 1997 do hỏng lò phản ứng, và được cho ngừng hoạt động một thời gian ngắn vào năm 1999, cho đến khi quân đội Nga tiếp tục cho tàu hoạt động vào năm 2005.

Năm 2013, tàu Đô đốc Nasimov bắt đầu được đại tu, Hải quân Nga dự kiến sẽ thay thế toàn bộ radar và lắp đặt các tên lửa phòng không và giếng phóng thẳng đứng đa năng cho con tàu.

Năm 2013, tàu Đô đốc Nasimov bắt đầu được đại tu, Hải quân Nga dự kiến sẽ thay thế toàn bộ radar và lắp đặt các tên lửa phòng không và giếng phóng thẳng đứng đa năng cho con tàu.

Qua gần 10 năm, việc nâng cấp con tàu đã đi được hơn nửa chặng đường và dự kiến, tàu tuần dương Đô đốc Nasimov kiến sẽ quay trở lại biên chế Hải quân Nga vào năm 2023.

Qua gần 10 năm, việc nâng cấp con tàu đã đi được hơn nửa chặng đường và dự kiến, tàu tuần dương Đô đốc Nasimov kiến sẽ quay trở lại biên chế Hải quân Nga vào năm 2023.

Còn con tàu số 4 trong lớp Kirov là chiếc Peter Đại đế, được hoàn thành sau khi Liên Xô tan rã; nó cũng là tàu tuần dương lớp Kirov duy nhất, có thể đi biển trong thời gian dài ngày.

Còn con tàu số 4 trong lớp Kirov là chiếc Peter Đại đế, được hoàn thành sau khi Liên Xô tan rã; nó cũng là tàu tuần dương lớp Kirov duy nhất, có thể đi biển trong thời gian dài ngày.

Có thể gọi chiếc Peter Đại đế là “mặt tiền” của Hải quân Nga hiện nay. Tuy nhiên, theo một số thông tin của phương tiện truyền thông ở Nga, hệ thống động lực hạt nhân của con tàu cũng hoạt động không tốt.

Có thể gọi chiếc Peter Đại đế là “mặt tiền” của Hải quân Nga hiện nay. Tuy nhiên, theo một số thông tin của phương tiện truyền thông ở Nga, hệ thống động lực hạt nhân của con tàu cũng hoạt động không tốt.

Trong suốt lịch sử phục vụ của lớp tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân Kirov, về cơ bản, lớp tàu này đã chứng kiến toàn bộ quá trình chuyển từ “thịnh” sang “suy” của Hải quân Liên Xô. Nhưng một thời, Kirov là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Liên Xô trên các đại dương, khiến ngay cả Hải quân Mỹ cũng phải ngán ngại. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trong suốt lịch sử phục vụ của lớp tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân Kirov, về cơ bản, lớp tàu này đã chứng kiến toàn bộ quá trình chuyển từ “thịnh” sang “suy” của Hải quân Liên Xô. Nhưng một thời, Kirov là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Liên Xô trên các đại dương, khiến ngay cả Hải quân Mỹ cũng phải ngán ngại. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-tuan-duong-ham-lop-kirov-cua-lien-xo-nay-di-ve-dau-1623726.html