Nỗ lực bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác trên môi trường mạng

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, môi trường mạng đang trở thành không gian học tập, vui chơi, giao tiếp phổ biến đối với trẻ em. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức, đặc biệt là nguy cơ bị xâm hại, bắt nạt, tiếp cận thông tin độc hại. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua, các cấp, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác an toàn, lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.

Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự giờ học tin học và kỹnăng sống của cô và trò Trường mầm non thị trấn Sìn Hồ. Khi cô giáohỏi học sinh có ai biết “TikTok” là gì không, rất nhiều cánh nhỏ xíu đều giơlên. Có em còn biết quay clip, chèn nhạc, “thả tim” cho bạn bè. Nhưng khi cô hỏi“con làm gì nếu có người lạ nhắn tin hoặc cho con nhiều đồ ăn?”, nhiều em ngậpngừng, lắc đầu.

Các bé lớp mẫu giáo lớn Trường mầm non thị trấn Sìn Hồ được định hướng thông tin khi tham gia mạng internet.

Các bé lớp mẫu giáo lớn Trường mầm non thị trấn Sìn Hồ được định hướng thông tin khi tham gia mạng internet.

Trong kỷ nguyên số, không gian mạng đang trở nên quen thuộcvới trẻ em. Với chiếc điện thoại thông minh của bố mẹ, các em có thể học tập,giải trí, kết nối, nhưng cũng đồng thời đứng trước muôn vàn nguy cơ: bị lừa đảo,bị xâm hại thông tin, tiếp cận nội dung độc hại hay trở thành nạn nhân của đôítượng xấu trên mạng…

Cô Phạm Thị Kim Nhung - Phó hiệu trưởng Trường mầm nonthị trấn Sìn Hồ chia sẻ, xác định bảo vệ trẻ trên không gian mạng lànhiệm vụ quan trọng cần sự đồng hành của toàn xã hội, nhà Trườngđã luôn quan tâm giáo dục, bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ từ không gian mạng.Nhà trường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để hướng dẫn trẻ sử dụng thiết bịcông nghệ an toàn, phù hợp độ tuổi. Các cô giáo lồng ghép nội dung giáo dục kỹnăng sống, kỹ năng nhận biết và tránh xa thông tin độc hại vào hoạt động hàngngày. Trường cũng xây dựng góc tuyên truyền, phát tờ rơi, tổ chức sinh hoạtchuyên đề về phòng chống xâm hại và bảo vệ trẻ trên môi trường số. Qua đó, gópphần xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ em ngay từ lứa tuổi mầmnon.

Giờ học tin học và kỹ năng sống của cô và bé Trường mầm non thị trấn Sìn Hồ.

Giờ học tin học và kỹ năng sống của cô và bé Trường mầm non thị trấn Sìn Hồ.

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, năm 2024,Công an tỉnh đã kịp thời ngăn chặn việc 3 học sinh (sinh năm 2010) tại huyệnTân Uyên bị đối tượng lạ trên Facebook rủ rê xuống Bắc Ninh để làm thuê; pháthành công 1 chuyên án truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có liên quan đến trẻ em.Nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh và các bậc phụ huynh, các đơn vị chứcnăng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, nghị quyết củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến an toàn thông tin trênmôi trường mạng, về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. UBND tỉnhgiao Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tích cực phát triểnvà quản lý các trang thông tin giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh trênmôi trường mạng…

Đến nay, 100% các đơn vị trường đã xây dựng được các chuyênmục, hình ảnh, video clip tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với họcsinh trên mạng xã hội qua các trang facebook, Website, Email, điện thoại, tinnhắn viễn thông... Công tác tuyên truyền, giáo dục kỹ năng số cho trẻ em đượcthông qua các diễn đàn, buổi truyền thông tại trường học, cộng đồng. Nội dungtuyên truyền tập trung vào cách nhận biết hành vi xâm hại qua mạng, bảo mậtthông tin cá nhân, ứng xử văn minh, phòng tránh tin giả… được lồng ghép sinh độngtrong các buổi chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt đội nhóm.

Hầu hết các đơn vị trường trên địa bàn tỉnh đã xây dựngvà phát triển các trang thông tin, nhóm trên mạng xã hội cho học sinh; kết nôíthông tin tuyên truyền, giáo dục giữa trang thông tin của nhà trường với cáctrang thông tin của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các nhóm, diễn đàntrên mạng xã hội có số đông học sinh của nhà trường tham gia. Xây dựng, hoànthiện hệ thống thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục với học sinh và gia đìnhhọc sinh thông qua Internet, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khácnhư: Email, điện thoại, tin nhắn viễn thông (sổ liên lạc điện tử). Xây dựng cơchế phối hợp giữa các giữa các đơn vị trường và các cơ quan chức năng, gia đìnhhọc sinh để nắm bắt tình hình tư tưởng của học sinh trên môi trường mạng, kịpthời xử lý các vấn đề phát sinh.

Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thường xuyên xây dựngtin bài, phóng sự tuyên truyền Luật Trẻ em, các văn bản pháp luật liên quan vàcác hoạt động bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trườngmạng với cách thể hiện gần gũi, sinh động. Đặc biệt, Công an tỉnh chủtrì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tuyên truyền, tại cơ sởgiáo dục được 18 buổi, với 8.469 học sinh, giáo viên tham gia. Tuyên truyền tạikhu dân cư: 9 buổi, với 4.100 người tham gia; triển khai 4 mô hình phòng ngừa tôịphạm xâm hại trẻ em (cấp tỉnh: 2; cấp huyện: 2). Công an tỉnh đang quản lý, sửdụng 1 mô hình “Phòng điều tra thân thiện”.

Từ năm học 2021 - 2022 đến nay, Tổ chức Đoàn toàn tỉnh đãxây dựng 117 fanpaghe, 119 facebook, số lượng theo dõi trên 50.000, duy trì hiêụquả Fanpage “Tuổi trẻ Lai Châu” thường xuyên đăng tải các tin tức quan trọng nôỉbật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và của tổ chức Đoàn, Đội các cấp... Ngoài ra,tổ chức Đoàn, Đội từ cấp tỉnh đến cơ sở đã triển khai tuyên truyền, thực hiện đâỳđủ các quy định, cơ chế chính sách của tỉnh, của trung ương về bảo vệ, giáo dụcvà hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng; triển khai hiệu quảCuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”...

Nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật, Tỉnh đoàn cũng phôíhợp với Tổ chức Plan international tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ năng “An toàn trênkhông gian mạng” cho 40 thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Lai Châu. Tổ chức 7 Kỳhọp Hội đồng trẻ em tỉnh Lai Châu. Tổ chức cho thành viên Hội đồng trẻ em cấp tỉnhđi thu thập thông tin với hơn 2.000 phiếu trưng cầu ý kiến và truyền thông về“Phòng chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng” cho hơn 700 học sinh tại trườngTHCS Mường Than, huyện Than Uyên. Tổ chức 2 Hội nghị đại biểu Quốc hội và Hội đồngnhân dân tỉnh tiếp xúc, đối thoại với trẻ em. Hội nghị là dịp để các đại biêủHĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh đã lắng nghe, tiếp thu và giải đápnhững nội dung thuộc thẩm quyền. Tổ chức cho thiếu nhi tham gia 2 Phiên họp giảđịnh “Quốc hội trẻ em”. Tổ chức phiên họp Hội đồng Nhân dân giả định cho 260 đạibiểu là thiếu nhi trên địa bàn tỉnh, trong đó có 50 em đóng vai các đại biêủHĐND tỉnh và những chức danh lãnh đạo chủ chốt của HĐND, UBND, lãnh đạo các sở,ban, ngành tỉnh tham gia Kỳ họp Hội đồng nhân dân giả định để thảo luận về cácchủ đề là “Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em” và “Giảmthiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, “phòng, chống xâm hại trẻ em trênkhông gian mạng”…

Những nỗ lực của Lai Châu đã và đang từng bước tạo dựng“vành đai xanh” trên không gian mạng cho trẻ em. Trong thời gian tới, tỉnh tiếptục chỉ đạo xây dựng môi trường số an toàn – thân thiện – sáng tạo cho thế hệtrẻ, góp phần hình thành lớp công dân số có ý thức trách nhiệm, đạo đức và bảnlĩnh trong kỷ nguyên công nghệ số.

Bình Minh

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/cong-nghe/no-luc-bao-ve-ho-tro-tre-em-tuong-tac-tren-moi-truong-mang