Nỗ lực duy trì nghề truyền thống lấy mật hoa thốt nốt của doanh nghiệp bản địa tại An Giang

Với sự hỗ trợ của sàn thương mại điện tử, Chân Phương không chỉ lan tỏa giá trị của mật hoa thốt nốt từ vùng đất An Giang đến khắp mọi miền đất nước, mà còn giúp người dân nơi đây có động lực để bảo tồn và tiếp tục phát triển nghề truyền thống.

Thốt nốt không chỉ là biểu tượng của vùng đất An Giang, mà còn là nguồn sống của hàng nghìn gia đình nơi đây, đặc biệt là đồng bào Khmer. Tuy nhiên, trước những thách thức về đầu ra sản phẩm và nhu cầu tiêu thụ không ổn định, nghề khai thác mật hoa thốt nốt dần trở nên mai một, khiến nhiều hộ gia đình phải rời xa quê hương để kiếm sống.

“Thay da đổi thịt” cho trái thốt nốt để níu chân người trẻ

Bà Lý Hứa Thị Lan Phương – người sáng lập thương hiệu Chân Phương – đã bén duyên với cây thốt nốt trong một chuyến du lịch đến tỉnh An Giang. Khi nhận thấy được giá trị dinh dưỡng và tiềm năng khổng lồ từ trái thốt nốt, bà quyết tâm nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm mới từ loại cây dân dã này. Cho đến hiện nay, Chân Phương đã cho ra mắt các sản phẩm làm từ mật hoa thốt nốt và yến sào, đồng thời sở hữu đến 20 trang trại nuôi yến tại An Giang.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, chị Phương càng thấu hiểu được những khó khăn của bà con nông dân trong việc duy trì nghề lấy mật thốt nốt truyền thống. Nghề này đòi hỏi sự kiên trì và tiêu tốn rất nhiều công sức, nhưng lại không đem đến nguồn thu nhập ổn định do đầu ra hạn chế và giá thu mua thấp. Vì vậy, nhiều gia đình đã từ bỏ nghề truyền thống, rời xa quê hương để tìm kiếm kế sinh nhai nơi đất khách.

 Nghề lấy mật hoa thốt nốt vốn gắn liền với người dân Khmer tại vùng đất An Giang từ bao đời nay.

Nghề lấy mật hoa thốt nốt vốn gắn liền với người dân Khmer tại vùng đất An Giang từ bao đời nay.

Để cải thiện tình trạng này, Chân Phương vừa đầu tư xây dựng vườn thốt nốt của riêng mình, vừa thuê lại vườn của nông dân. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tích cực thuê lao động địa phương và đào tạo các bạn trẻ để phụ trách việc thu hoạch mật hoa thốt nốt theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, mà còn giúp cải thiện kỹ năng lao động và tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

Không chỉ dừng lại ở đó, Chân Phương còn đang trong quá trình mở rộng xưởng sản xuất tại An Giang, đồng thời nâng cao quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Những bước đi này không chỉ giúp phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân ổn định cuộc sống trên chính mảnh đất quê hương.

Các sản phẩm của Chân Phương được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào cho đến khâu sản xuất và lưu kho thành phẩm.

Các sản phẩm của Chân Phương được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào cho đến khâu sản xuất và lưu kho thành phẩm.

Hiện tại, thương hiệu đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất với mục tiêu đạt chứng nhận OCOP 4 sao cho các sản phẩm thốt nốt.

Nâng tầm mật hoa thốt nốt thông qua sàn TMĐT

Vào giữa năm 2024, Chân Phương đã chính thức đưa các sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử Shopee. Chị Phương chia sẻ: “Khi trào lưu mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến, nếu chỉ phân phối sản phẩm bằng các kênh truyền thống thì sẽ không đảm bảo độ phủ sóng cho thương hiệu. Vì vậy, việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT là điều tất yếu, giúp gia tăng khả năng tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng. Trong đó, Shopee là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì có độ nhận diện cao và lượng người dùng đông đảo tại thị trường Việt Nam”.

 Dòng sản phẩm được làm từ mật hoa thốt nốt đã có mặt tại gian hàng Shopee của Chân Phương.

Dòng sản phẩm được làm từ mật hoa thốt nốt đã có mặt tại gian hàng Shopee của Chân Phương.

Hiện tại, tỷ lệ đơn hàng trực tuyến chiếm tới 30% tổng doanh thu của Chân Phương, và thương hiệu đặt mục tiêu sẽ nâng con số này lên 50% vào cuối năm. Để đạt được mục tiêu này, Chân Phương đang không ngừng cải thiện quy trình bán hàng online và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng trên sàn Shopee.

Một trong những hoạt động nổi bật trong chiến lược đẩy mạnh doanh thu trên sàn TMĐT của Chân Phương là việc tham gia phiên livestream "Shopee - Tinh Hoa Việt Du Ký" diễn ra vào ngày 15-11. Đây là chương trình do Shopee khởi xướng, nhằm tôn vinh các sản vật truyền thống của Việt Nam, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương kinh doanh hiệu quả trên nền tảng số.

Chương trình không chỉ giúp Chân Phương có thể giới thiệu các sản phẩm của mình một cách trực quan, mà còn tạo cơ hội để thương hiệu kể lại câu chuyện hành trình đầy cảm hứng về việc bảo tồn và phát triển giá trị đặc sản thốt nốt của vùng Bảy Núi An Giang.

Bên cạnh đó, Shopee cũng sẽ đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp từ An Giang và Kiên Giang hỗ trợ nông dân địa phương quảng bá sản vật từ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong livestream “Shopee - Tinh Hoa Việt Du Ký” lên sóng lúc 12H30 ngày 15-11. Ngoài ra, chương trình “Đại tiệc livestream trái cây” diễn ra lúc 11H cùng ngày 15-11 trên Shopee Live cũng sẽ mang đến nhiều loại trái cây theo mùa cho người dùng với giá ưu đãi, giao ngay trong ngày!

TT

Nguồn PLO: https://plo.vn/no-luc-duy-tri-nghe-truyen-thong-lay-mat-hoa-thot-not-cua-doanh-nghiep-ban-dia-tai-an-giang-post819843.html