Nồi lẩu cuối tuần đa dạng thức ăn kèm bởi kiểu cháo kết hợp thập cẩm
Cháo tưởng chừng như là món ăn lót dạ trong những buổi trời se lạnh, nhưng thực tế chúng cũng được đầu bếp nấu theo kiểu lẩu. Hơn thế nữa, món ăn kèm hôm nay là thập cẩm, tức những phần thịt tùy theo lựa chọn mỗi quán ăn.
Trong ẩm thực vùng miền Việt Nam, lẩu cháo có rất nhiều phiên bản, có thể kể đến như lẩu cháo lòng, lẩu cháo cua đồng, lẩu cháo chim, lẩu cháo sườn sụn… Mỗi loại cháo có độ thơm ngon riêng bởi thực phẩm nấu cùng. Vậy nhưng, lẩu cháo thập cẩm lại mang đến sự đặc sắc bởi đa dạng thực phẩm.
Không như các món lẩu khác khi nước dùng được quyết định độ thơm ngon bởi xương hầm, như cơ bản có xương heo hầm, hay xương bò, xương gà hầm. Lẩu cháo lòng có nước dùng chính là từ nước cháo nấu từ gạo.
Cụ thể, gạo chọn nấu cháo gồm hai loại: gạo nếp và tẻ pha trộn theo tỷ lệ tùy công thức mỗi quán. Từ đó, cho ra hai loại nước lẩu cháo lòng loãng hoặc đặc sệt. Những ai thích ăn loãng thì nấu trên mức lửa nhỏ trong thời gian ngắn, còn lại mức lửa lớn nấu phù hợp cho nước lẩu cháo sệt lại.
Về thập cẩm, đây là tên gọi chung cho sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm. Theo các chuyên trang ẩm thực, thực phẩm ở đây được chia thành từng nhóm: thịt trắng như gà, vịt; thịt đỏ có heo, bò, dê; hải sản có nhóm cá hoặc ốc các loại; đặc biệt hơn có có phần lòng heo hoặc bò. Tùy vào giá bán của mỗi quán mà định lượng các phần thịt có sự chênh lệch. Tựu chung, có hai kiểu bán thức ăn kèm thập cẩm: một là bán riêng từng món hoặc bán theo combo gồm nhiều món.
Với lẩu cháo thập cẩm, một số loại rau dùng kèm hợp vị là tía tô, hành lá, hành củ, rau cải… Cách nhúng rau cũng tương tự các món lẩu khác khi đợi nước lẩu sôi thả vào và nhúng trong vài phút. Lúc này, vị thanh ngọt của rau hòa cùng nước lẩu tạo nên vị thanh tao hơn.
Giờ trưa cuối tuần gần đến, mọi người hãy rủ rê người thân, bạn bè để nhâm nhi món lẩu này. Thức uống theo đó gợi ý các loại nước ép hoặc trà từ trái cây.
Theo amthucvungmien, monanmientrung, amthucmientay, shopeefood