Nơi nào từng 7 lần được chọn làm kinh đô nước Việt?
Đây là vùng đất được nhiều triều đại phong kiến chọn làm kinh đô trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
1. Nơi nào từng 7 lần được chọn làm kinh đô?
Hoa Lư
Đông Kinh
Phú Xuân
Gia Định
Chính xác
Đông Kinh hay Thăng Long (Hà Nội) ngày nay là nơi được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm kinh đô nhất.
Sau khi nắm quyền, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội) vào năm 1010. Kể từ đó, các triều đại tiếp theo cũng lựa chọn Thăng Long làm kinh đô.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết: “Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở bến ngự, vì thế đổi tên thành Thăng Long...”.
2. Tên gọi Đông Kinh của thành Thăng Long xuất hiện dưới triều đại nào?
Nhà Lý
Nhà Trần
Nhà Hậu Lê
Nhà Nguyễn
Chính xác
Đông Kinh hay kinh đô nằm ở phía Đông là tên của Thăng Long vào thời Hậu Lê. Cách gọi này dùng để phân biệt với Tây Kinh (Lam Kinh).
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về sự ra đời của tên Đông Kinh như sau: “Mùa Hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), vua (tức Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề vào đóng ở trong thành, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15, vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức thành Thăng Long”.
3. Thành Lam Kinh của vua Lê Lợi nằm ở đâu?
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Ninh Bình
Chính xác
Sau 10 năm kháng chiến, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của vua Lê Lợi thành công và giặc Minh phải rút về nước. Sau khi định đô tại Thăng Long, vua cho xây dựng tại đất tổ Lam Sơn một tòa thành khác là Lam Kinh hay Tây Kinh.
Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu, mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây.
Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ Vương. Hiện tại, thành Lam Kinh nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2012, khu dích Lam Kinh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
4. Tên gọi Hà Nội chính thức được sử dụng dưới triều vua Nguyễn nào?
Vua Gia Long
Vua Minh Mạng
Vua Thiệu Trị
Vua Tự Đức
Chính xác
Năm 1831, sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng, nước ta có 29 tỉnh, Thăng Long thuộc tỉnh Hà Nội.
Hà Nội gồm 4 phủ và 15 huyện. Bốn phủ bao gồm: Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân.
Tên gọi Hà Nội có thể hiểu là vùng đất nằm trong sông. Trên thực tế, Hà Nội được bao quanh bởi sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.
5. Khi lên ngôi, Hoàng đế Quang Trung chọn nơi nào để đóng đô?
Huế
Nghệ An
Thăng Long
Quy Nhơn
Chính xác
Sau chiến thắng lịch sử đánh tan quân Thanh xâm lược vào 1789, Hoàng đế Quang Trung ổn định chính trị tại Bắc Hà rồi kéo quân trở về Phú Xuân, Huế.
Trong hơn 10 năm tiếp theo (1789 – 1802), Phú Xuân là kinh đô của nước ta. Tại đây, Hoàng đế Quang Trung đã ban nhiều chiếu chỉ quan trọng nhằm phát triển đất nước.
Ngoài ra, ông cũng cho xây dựng thêm Phượng Hoàng Trung Đô (nay thuộc thành phố Vinh, Nghệ An). Phượng Hoàng Trung Đô nằm trên vùng đất ở giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân. Việc xây dựng về cơ bản đã hoàn tất, tuy nhiên Hoàng đế Quang Trung chưa chính thức dời đô từ Phú Xuân về nơi đây.
Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/noi-nao-tung-7-lan-duoc-chon-lam-kinh-do-2158393.html